10 sự kiện nhạy cảm giới nổi bật năm 2020 (Phần 2)

Picture of Nhà Nhiều Cột

Nhà Nhiều Cột

Chiến dịch #NhàNhiềuCột nhằm thay đổi nhận thức và hành vi của người trẻ đối với các định kiến giới và thay đổi các sản phẩm quảng cáo nhằm hướng tới mục tiêu bình đẳng giới.
Năm 2020 thật sự là một năm nhiều biến động với vô số những sự kiện giới khiến chúng ta trải qua đủ mọi cung bậc cảm xúc khó quên. Chính vì thế, một cái điểm lại càng trở nên quan trọng, để biết chúng ta đã trải qua những gì, đang ở đâu và phải tiếp tục những điều gì sau đây. Trên phương diện là một dự án thúc đẩy bình đẳng giới, Nhà Nhiều Cột cũng hưởng ứng xu hướng này với một list 10 sự kiện có chứa yếu tố nhạy cảm giới để chúng ta cùng nhìn lại những câu chuyện nổi bật trong năm qua.

Tiếp nối phần 1 với những sự kiện giới đáng chú ý, hãy cùng Nhà Nhiều Cột tìm hiểu các sự kiện tiếp theo nhé!

Thành Cry – MC thiếu chuyên nghiệp hay nạn nhân của định kiến giới?

Tuy 2020 không phải là một năm sôi động của ngành giải trí, thế nhưng đây cũng có thể coi là một năm thành công của Trấn Thành khi cái tên của nam MC này gắn liền với những show truyền hình nổi bật nhất có thể kể đến như “Người Ấy Là Ai”, “Giọng Ải Giọng Ai” hay mới đây nhất là “Rap Việt”. 

Sự thành công đôi khi không tránh khỏi những tai tiếng. Trần Thành nhiều lần nhận được những ý kiến trái chiều của cư dân mạng xung quanh những tình huống anh rơi nước mắt trên sóng truyền hình. Đặc biệt, nghệ danh “Thành Cry” bắt đầu xuất hiện khi anh đảm nhiệm vai trò dẫn dắt Rap Việt. “Khóc để diễn”, “khóc để câu view”, “đàn ông thì phải biết kiềm chế, có xúc động cũng nên giữ bình tĩnh chứ ai lại khóc như thế”… Sự phán xét của cộng đồng mạng mạnh mẽ đến mức chính Trấn Thành cuối cùng cũng lên tiếng về lùm xùm này. Anh thừa nhận mình là người nhạy cảm và tiếp tục khẳng định “Con người tôi là vậy. Tôi không thay đổi được.” Để chứng tỏ cho lập trường của mình, thậm chí Trấn Thành sử dụng luôn nickname Thành Cry như một thái độ châm biếm sâu cay với những anti-fan chỉ trích anh.

Khóc không phải là biểu hiện của yếu đuối và không đáng phải che giấu đi, nhất là từ phía nam giới. Thậm chí, ở thế kỷ 19, điều đó vẫn được coi là biểu hiện của sự thành thật và dũng cảm. Hy Lạp, Nhật Bản và lịch sử Trung Cổ luôn tràn ngập những câu chuyện anh hùng với hình ảnh người đàn ông bật khóc. Khóc đơn giản là một phản ứng của cơ thể, khi chúng ta cảm thấy đồng cảm, hay xúc động với những sự vật, hiện tượng trong cuộc sống. Dù ở bất cứ giới tính nào, chúng ta cũng đều là con người, có cảm xúc và biết rung động  và có quyền được thể hiện cảm xúc ấy, sống thật với những cảm nhận của mình.

Việc dán nhãn cho hành động khóc là “yếu đuối” (vả lại nếu có yếu đuối thật thì điều đó cũng không có gì phải xấu hổ) và dạy dỗ trẻ em nam “không được khóc”, “phải mạnh mẽ” ngay từ nhỏ sẽ mang đến nhiều hệ luỵ nghiêm trọng trong tương lai, không chỉ cho chính sức khoẻ tinh thần của đứa trẻ mà cả những người thân yêu xung quanh đứa trẻ đó khi áp lực của chính nó không được giải toả một cách lành mạnh.

Hãy dừng việc dán nhãn hành động khóc và chối bỏ quyền tự do thể hiện cảm xúc theo giới tính ngay hôm nay.

MC, nạn nhân, giới
Thành Cry – MC thiếu chuyên nghiệp hay nạn nhân của định kiến giới? (Ảnh: static.yeah1.com)

Quảng cáo và trách nhiệm xã hội

“3 kiểu Tuesday nguy hiểm và cách xử lý chúng” – viral clip đến từ thương hiệu quần áo khá nổi tiếng Lep’ đã nhận về vô số ý kiến trái chiều bởi thông điệp truyền thông và cách triển khai nội dung có chứa nhạy cảm giới. 

Sử dụng “insight” xoay quanh một “nỗi sợ” được-cho-là của người phụ nữ bất kể nền văn hoá hay bối cảnh thời đại: Sợ mất người đàn ông. Chưa bàn đến tính chính xác của “nỗi sợ” này (Liệu phụ nữ có thực sự sợ mất người đàn ông của họ đến thế?), nhưng việc sử dụng nó như một chiến thuật truyền thông chính là một thực hành củng cố sâu thêm định kiến giới, ở đây, cụ thể là nhắm vào việc hạ thấp vị thế của người phụ nữ.

Một người phụ nữ mặc đẹp hơn, ăn uống điều độ, chăm sóc bản thân tốt hơn không phải để tự tin hơn, kiêu hãnh hơn, khỏe mạnh hơn mà là để cho một người khác nhìn ngắm, để giữ người đàn ông của cô ấy, để không bị Tuesday “giựt chồng”. Bất kể đó là một người phụ nữ thông minh, độc lập, hay dịu dàng, hướng nội, cô ấy vẫn phải thay đổi hay ít nhất là tỏ ra yếu đuối, phụ thuộc, nóng bỏng và quyết liệt đúng lúc để chiều lòng người chồng của cô.

Song song đó, thông điệp ở cuối video “Sao phải lo lắng về người thứ ba? Khi mỗi chúng ta có thể sống như một Tuesday khiến chàng say đắm?” liệu có đang thể hiện một thực trạng phổ biến: nhìn nhận đàn ông là những cá thể hành động bản năng, không hề có chủ kiến và khả năng tự kiểm soát.

Quảng cáo dù ở thời nào, dưới phông nền văn hoá nào, cố tình hay vô tình, nếu chỉ đặt mục tiêu “kiếm tiền” lên hàng đầu mà không suy tính những ảnh hưởng về mặt xã hội đều nguy hại và cần phải được phản biện liên tục bởi dư luận. Đã có nhiều diễn đàn và tổ chức xã hội thẳng thắn nêu lên quan điểm đối với sản phẩm truyền thông của Lep’. Tuy nhiên, nhìn vào lượt tương tác tích cực của clip, chúng ta mới ý thức rõ về những nỗi sợ đang bị chi phối bởi định kiến giới đã tác động sâu sắc và rộng rãi như thế nào đối với công chúng. Và đó cũng chính là yêu cầu thiết thực nhất để những nỗ lực thúc đẩy bình đẳng giới được đề cao và chú trọng. 

07
Quảng cáo của Lep đang củng cố sâu thêm định kiến giới

Tranh luận xung quanh đề xuất nam sinh mặc áo dài

Vào khoảng đầu tháng 11, một cuộc tranh luận sôi nổi nổ ra trên mạng xã hội xoay quanh ý kiến của nghệ sĩ Kim Xuân đề nghị các trường THPT trên địa bàn thành phố khuyến khích học sinh nam mặc áo dài chào cờ vào sáng thứ hai hàng tuần. Trong số các ý kiến phản đối, ta có thể nhận thấy những khuôn mẫu về giới được áp đặt và thực hành bấy lâu: thời tiết không phù hợp (nữ sinh thì cảm nhận về cái nóng ít hơn nam sinh?); tốn kém và lỉnh kỉnh (nữ sinh thì không thấy bất tiện như nam sinh?); sự khác biệt giữa nam và nữ thể hiện ở việc nam sinh thì năng động mạnh bạo hơn nữ sinh hay sự khác biệt về hình thể khiến áo dài phù hợp để tôn vinh vẻ đẹp của phụ nữ hơn là nam giới.

Tất cả những nhận định trên đều đang áp đặt những khuôn mẫu giới một cách cứng nhắc lên các cá nhân, từ đó hạn chế sự phát triển tự nhiên và tính đa dạng của mỗi người. Nếu để thảo luận, trong trường hợp này câu hỏi nên là “Học sinh có nên mặc áo dài đầu tuần hay không?” chứ không phải “Nam sinh/Nữ sinh có nên mặc áo dài hay không?”. Một khi đã bảo vệ quyền lợi, thì quyền lợi ấy phải bảo vệ cho một nhóm chung chứ không phải là một nhóm đặc quyền dựa trên giới tính.

08
Tranh luận xung quanh đề xuất nam sinh mặc áo dài (Ảnh: vgcloud.vn)

Suboi – TLinh và tuyên ngôn “quyền nữ” của Suboi 

“Phụ nữ mà tự tin hay ho như thế thì làm gì phải đi đòi nữ quyền”. 

Đó là câu nói gây tranh cãi của Trấn Thành khi bình luận về phần trình diễn của Suboi và TLinh tại chung kết “Rap Việt”. 

Câu nói khiến bất cứ ai trong chúng ta cũng phải đặt câu hỏi: Chỉ có phụ nữ tự tin, hay ho thì mới đáng được tán dương, tôn trọng hay sao? Những người đi “đòi” nữ quyền đều là những phụ nữ không tự tin, hay ho “như thế”? Nữ quyền có phải là phong trào đáng bị lên án và kịch liệt phản đối?

Có thể Trấn Thành không cố ý xúc phạm hay hạ thấp ai nhưng trên cương vị là một MC, phát ngôn tối nghĩa và gây hiểu lầm, hiềm khích chính là điều cấm kỵ. 

Sự xuất hiện của các nữ rapper đã đem tới cho Rap Việt luồng sinh khí vô cùng tươi mới nhưng đó cũng là “cơ hội” để chúng ta thấy rõ những định kiến giới, phân biệt giới còn ăn sâu bén rễ tác động tiêu cực đến phụ nữ nói chung và phụ nữ là rapper nói riêng. Ngay những số đầu tiên của chương trình, Suboi đã thẳng thắn nêu lên quan điểm về “Nữ quyền” của mình. Góc nhìn ấy được chia sẻ trên fanpage của Tổ chức Thúc đẩy Bình đẳng giới Việt Nam VOGE với nội dung như sau:

“Suboi cho biết Feminism (phong trào Nữ quyền) có thể được dịch là “quyền nữ” (thay vì “nữ quyền”). “Quyền nữ” là một từ hay hơn vì nó thể hiện được người phụ nữ CÓ QUYỀN được lựa chọn và những quyết định cá nhân đó sẽ được thấu hiểu, tôn trọng – chứ không gây ra hiểu lầm như cụm “nữ quyền”, rằng phụ nữ PHẢI giống như đàn ông hoàn toàn thì mới được tôn trọng.”

Nữ quyền không phải phong trào chống lại đàn ông, càng không phải những nỗ lực kêu gọi phụ nữ phải gồng mình để trở nên mạnh mẽ, để giống như nam giới. Đặc biệt, dù là nữ quyền hay quyền nữ, đó vẫn là một con đường dài khi còn gắn với chữ “đòi”. Quyền lựa chọn của phụ nữ nên được coi là điều bình thường, tất yếu, đương nhiên thay vì phải đi “đòi” hay được ai khác “trao cho”. Tôn trọng phụ nữ, hãy thể hiện trước tiên qua những lời nói thường ngày. 

09
Suboi – TLinh và tuyên ngôn “quyền nữ” của Suboi (Ảnh: kenh14cdn.com)

An Nguy xác nhận mang thai cùng người yêu đồng giới

“Đồng tính thì mang bầu kiểu gì?” “Trứng mà không có tinh trùng thì chỉ là trứng luộc chấm muối tiêu thôi” “Thế này là nằm ngửa ra cho thằng khác liếm rồi” “Đồng tính ai cũng đẻ như này thì làm sao duy trì nòi giống?”… 

Trên đây chỉ là một số trong rất nhiều những bình luận xấu xí có thái độ kỳ thị xu hướng tính dục đến từ sự thiếu hiểu biết về giới tính của một bộ phận người dùng mạng xã hội Việt Nam sau khi An Nguy xác nhận có bầu với người yêu đồng giới. 

Cộng đồng LGBTQ+ là một trong những cộng đồng thiểu số vẫn đang chịu sự phân biệt đối xử nặng nề, không chỉ ở Việt Nam mà còn ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Câu chuyện của An Nguy lại một lần nữa cho chúng ta thấy rằng, quyền được sống, được kết hôn và mang thai với người mình yêu mà không phải chịu bất kỳ sự phán xét, chỉ trích nào dường như vẫn là điều quá xa xỉ đối với những cá nhân thuộc cộng đồng thiểu số này. 

Cách ứng xử văn minh với sự khác biệt, một là tìm tòi để mở lòng và thấu hiểu, hai là không quan tâm nhưng duy trì thái độ tôn trọng. Bởi sự kỳ thị luôn đến từ sự thiếu hiểu biết và thiếu tự trọng. Câu chuyện của An Nguy chỉ đơn giản là “trái ngọt” của một tình yêu đơn thuần, và nếu đã là tình yêu thì không nên bị kỳ thị, đả kích hay nhục mạ. 

10
An Nguy xác nhận mang thai cùng người yêu đồng giới (Ảnh: saostar.vn)
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Oldest
Newest Most Voted
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả các bình luận

Các bài khác cùng chủ đề

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit. Ut elit tellus, luctus nec ullamcorper mattis, pulvinar dapibus leo.

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit. Ut elit tellus, luctus nec ullamcorper mattis, pulvinar dapibus leo.

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit. Ut elit tellus, luctus nec ullamcorper mattis, pulvinar dapibus leo.

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit. Ut elit tellus, luctus nec ullamcorper mattis, pulvinar dapibus leo.

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit. Ut elit tellus, luctus nec ullamcorper mattis, pulvinar dapibus leo.

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit. Ut elit tellus, luctus nec ullamcorper mattis, pulvinar dapibus leo.

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit. Ut elit tellus, luctus nec ullamcorper mattis, pulvinar dapibus leo.

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit. Ut elit tellus, luctus nec ullamcorper mattis, pulvinar dapibus leo.

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit. Ut elit tellus, luctus nec ullamcorper mattis, pulvinar dapibus leo.