Phép ẩn dụ hay phân biệt giới trong y học

Picture of Nhà Nhiều Cột

Nhà Nhiều Cột

Chiến dịch #NhàNhiềuCột nhằm thay đổi nhận thức và hành vi của người trẻ đối với các định kiến giới và thay đổi các sản phẩm quảng cáo nhằm hướng tới mục tiêu bình đẳng giới.

“Ukraine là một cô gái xinh đẹp, được theo đuổi bởi hai chàng trai mạnh mẽ.” Theo dõi những bài phân tích địa chính trị Ukraine gần đây, không khó để chúng ta bắt gặp phương cách mô tả như kể trên. Tìm kiếm từ khóa “khuôn mẫu giới trong ngôn ngữ khoa học” trả về 879,000 kết quả, ta thấy rằng, việc đan cài tư duy nhị nguyên về giới trong ngôn ngữ khoa học và cách ta nhìn nhận, miêu tả những gì ở xung quanh không còn là điều quá lạ lẫm. Những mẫu rập khuôn về “bản chất” của một giới không chỉ xuất hiện trong những mô thức văn hóa, nó còn nằm ngay trong ngôn ngữ khoa học tự nhiên – lĩnh vực luôn được nhận định là khách quan nhất. Để tìm hiểu thêm về khả năng văn hóa định hình nên cách mà các nhà sinh học miêu tả thế giới tự nhiên, cụ thể ở đây là y học, hãy cùng Nhà Nhiều Cột điểm lại tổng quan điểm luận mà Emily Martin – một nhà nhân học Mĩ nổi tiếng – chỉ ra những khuôn mẫu giới trong các nghiên cứu và sách chính thống về quá trình sinh lý của con người.

SỰ COI THƯỜNG TÍNH NỮ

274776212 456276722905519 9184238803538465675 n

Dễ dàng bắt gặp những tranh luận trong ngành nhân văn xoay xung quanh chủ đề: từ khi con người sinh ra đã có bản chất? Giới tính sinh học quyết định mọi đặc tính, vị trí và vai vế trong xã hội con người hiện nay? Đến với một bức tranh được coi là “khách quan” như y học, ngay từ cấp độ đơn giản, sách giáo khoa cũng đã có những ngôn từ mang tính phân biệt và rập khuôn.

Kinh nguyệt được xem như một sự thất bại. Chu kì này được miêu tả là “phế thải” (debris) của lớp mô bọc dạ non và được coi là quá trình làm thui chết các mô. Sự miêu tả này hàm ý đây là hệ thống đã bị hỏng, là một thứ vứt đi như phế liệu. Ngoài ra, nhiều tài liệu khác còn miêu tả với từ ngữ “dừng lại” (ceasing), “chết dần” (dying), “mất đi” (losing), “trở nên trơ trụi” (denuding) hay “tống tháo ra ngoài” (expelling).

Trong khi đó, sinh lí học của nam giới được nhìn nhận hoàn toàn khác. Tinh trùng, theo Emily Martin, được mô tả bằng một đoạn văn xuôi với sự tán dương, “Khoa học vẫn chưa biết hết các cơ chế dẫn dắt chuyển đổi từ các mô tinh trùng đến tinh trùng trưởng thành”; đồng thời, ca ngợi “tầm cỡ khủng khi đàn ông có thể sản sinh vài trăm triệu tinh trùng trong một ngày và thán phục trước sự kì diệu của ống dẫn tinh.”

Một số tranh luận cho rằng hai chu kì trên không tương đương. Chính xác thì, cái tương đương là quá trình sản sinh tinh trùng và hình thành trứng. Tuy nhiên, không có một tài liệu nào có sự miêu tả nhiệt tình như vậy với quá trình hình thành trứng như cách ta hay được nghe nói về quá trình sản sinh tinh trùng.

TRỨNG VÀ TINH TRÙNG – CÂU CHUYỆN TÌNH LÃNG MẠN ĐẦY ĐỊNH KIẾN

274776212 456276722905519 9184238803538465675 n 1

Tiếp nối sự phân biệt về đặc điểm, giới khoa học đã miêu tả mối quan hệ giữa trứng và tinh trùng với phép ẩn dụ đầy định kiến:

Một cách giải thích dân gian dã ví von rằng tinh trùng thực hiện một cuộc “hành trình mạo hiểm” (perilous journey) vào “vùng tối ấm áp” và tại đây một số sẽ biến mất vì “kiệt sức”. Những tinh trùng “sống sót” sẽ “tấn công” trứng và những kẻ thắng trận sẽ “bao quanh giải thưởng”.

Gerald Schatten và Helen Schatten đã so sánh vai trò của trứng với vai trò của Nàng Bạch Tuyết, “một công chúa đang ngủ say chờ đợi nụ hôn kì diệu của chàng hoàng tử làm nàng tỉnh lại.

Ở mức cực đoan nhất thì mối quan hệ lâu đời giữa trứng và tinh trùng được khoác lên màu sắc của cung đình hay tôn giáo. Vỏ trứng, lá chắn bảo vệ của nó, đôi khi được mệnh danh là “áo lễ” – thuật ngữ thường dùng để chỉ lễ phục dành cho các nghi thức tôn giáo. Quả trứng còn được miêu tả là có “vầng hào quang, và được hộ tống bởi 27 tế bào vệ sĩ” (attendant cells). Như vậy, nổi bật lên trên tất thảy, trứng là hoàng hậu thiêng liêng của vua tinh trùng. Trứng còn được miêu tả có đặc tính thụ động, có nghĩa là nó phụ thuộc vào sự cứu vớt của tinh trùng.

Với bức tranh phổ biến hơn: “trứng giống người đàn bà yếu ớt cần sự giúp đỡ, tinh trùng giống kỵ sĩ dũng mãnh đến để giải nguy”.

KHI TRỨNG ĐƯỢC ĐẶT VÀO THẾ CHỦ ĐỘNG, HÌNH TƯỢNG CŨ LẶP LẠI

274742624 456276742905517 7869990926014225181 n

Khi hiểu biết mới về trứng và tinh trùng xuất hiện thì hình tượng trước đó đã được xem xét lại. Tuy nhiên, các nghiên cứu mới vẫn khó thoát khỏi những khuôn mẫu giới đã được lập sẵn.

Trong nghiên cứu của trường đại học John Hopkins được công bố lần đầu vào năm 1985, trứng lần đầu tiên đã được miêu tả với vai trò chủ động: trứng lại được miêu tả là “cài bẫy” (trap) tinh trùng, dính tinh trùng chặt đến nỗi đầu tinh trùng gắn chặt trên bề mặt vỏ trứng. Sau đó, tinh trùng tiếp tục dính bẫy, vẫy vùng sang hai bên một cách không hiệu quả bởi lực cơ giới ở đuôi quá yếu. Tuy khắc phục hạn chế về thiên tình sử giữa trứng và tinh trùng nhưng các nhà nghiên cứu trên vẫn tiếp tục viết báo cáo và tóm tắt hình ảnh tinh trùng chủ động tấn công, kết dính, xâm nhập. Điểm khác biệt duy nhất với cách so sánh trước đây chính là phát hiện tính yếu ớt của tinh trùng.

Tiếp nối nghiên cứu trên, trong “Quả trứng mạnh mẽ” (The Energetic Egg, 1984), Gerald Schatten và Helen Schatten đã chỉ ra trong rằng trứng và tinh trùng là một cặp tình nhân cùng tích cực vì nhau. Điều này nghe đã có vẻ khác so với những khuôn mẫu phổ biến trong sách giáo khoa. Nhưng, những nghiên cứu kĩ hơn cho thấy rằng Schatten và Schatten vẫn tuân theo phép ẩn dụ về tính hùng hổ của tinh trùng. Đồng thời, ngay phần sau của bài viết, Schatten và Schatten lại nhắc lại quan điểm thông thường về cuộc hành trình gian nan của tinh trùng vào vùng tối ấm áp của âm đạo, lần này với mục đích là để giải thích cuộc hành trình của tinh trùng vào trong trứng.

Đồng tình với quan điểm trong hai nghiên cứu trên về tính tương tác giữa trứng và tinh trùng, Paul Wassan trong nghiên cứu “Sinh lý và hóa học của thụ tinh” (The Biology and Chemistry of Fertilization, 1987) và “Sinh lý và hóa học của thụ tinh” (The Biology and Chemistry of Fertilization, 1987) đã để trứng làm vị trí tiếp nhận. Ở đầu phần miêu tả, những lý giải mà ông đưa ra vẫn còn mang tính bình đẳng nhưng phần sau vẫn lặp lại quan điểm của những người đi trước qua việc so sánh tinh trùng là chìa khóa, còn trứng là ổ khóa.

Cả 3 nghiên cứu mới kể trên đều được đánh giá là có góc nhìn mới và cởi mở hơn về chức năng của trứng. Tuy nhiên, kết luận lại vô tình đẩy “trứng” trở về với thiên tính nữ “phù thủy”, “mưu mô” và cuối cùng là thiên chức làm vợ, làm mẹ:

Ở nghiên cứu đầu tiên, trứng hiện lên như một người phụ nữ nguy hiểm, “bắt và xích cổ” tinh trùng giống như nhện chăng tơ chờ sẵn mồi.

Kết quả nghiên cứu thứ hai có nhận định: “nhân trứng đã làm gián đoạn việc ngụp lặn của tinh trùng và nhờ đó tóm được tinh trùng về khu vực trung tâm”.

Và cuối cùng, trong bài nghiên cứu của Wassan, dù cách miêu tả này qui trứng với vai trò tích cực nhưng lại được miêu tả bằng những thuật ngữ nhuốm màu ‘thiên tính nữ’: “Trứng lựa chọn bạn tình, chuẩn bị sẵn sàng giao phối và bảo vệ đứa con – kết quả của mối tình lãng mạn ấy – qua hiểm nguy”. Đây là hành vi tán tỉnh, hẹn hò, yêu đương theo góc nhìn của ngành xã hội học (sociology). Rằng người phụ nữ như phần thưởng khó đoạt và sau khi kết hôn với người được chọn, họ sẽ phải phục vụ chồng con.

Những mô hình và cách tiếp nhận nghiên cứu mới không chỉ chưa xóa bỏ khuôn mẫu trước đó về “bản tính” đàn ông và đàn bà mà vô tình tạo thêm những mẫu rập khuôn khác. Thay vì thi triển một góc nhìn bình đẳng và tích cực hơn, nét miêu tả mới này coi trứng là một kẻ hùng hổ đáng quan ngại. Ta cũng dễ dàng bắt gặp hình tượng người phụ nữ nguy hiểm, hay gây tai họa và tấn công nam giới được phổ biến rộng rãi trong văn học và văn hóa Tây Âu, tương tự như cách nhà khoa học trước đó gắn nghĩa lên trứng – tinh trùng dưới góc độ của chế độ phụ hệ

BỔ MYTHS

274928399 456276809572177 8844021544698665211 n

🚩 Lầm tưởng 1: Vào năm 1948, Ruth Herschberger đã tranh luận rằng cơ quan sinh dục nữ được xem là phụ thuộc lẫn nhau; còn cơ quan sinh dục nam thì mang tính tự trị, hoạt động hoàn toàn độc lập và riêng rẽ.

👍 Sự thật: Cũng như trứng, tinh trùng phụ thuộc vào rất nhiều quá trình có liên quan với nhau. “Có sự tiết ra tinh dịch làm giảm nước tiểu trong niệu đạo trước khi có sự phóng tinh để bảo vệ tinh trùng. Có một phản xạ tự nhiên khóa ống thông bàng quang, tuyến tiền liệt tiết ra nhiều dịch trong tinh dịch và nhiều loại lực đẩy của cơ.” Tinh trùng không còn độc lập với môi trường xung quanh hơn trứng, nhưng vì mong muốn có sự độc lập cho tinh trùng, các nhà sinh học đã ủng hộ quan niệm cho rằng người phụ nữ từ khi sinh ra đã phụ thuộc hơn nam giới.

🚩 Lầm tưởng 2: Trứng là “kẻ lãng phí”

👍 Sự thật: Nếu so sánh về lượng, tinh trùng mới chính là kẻ “lãng phí”.

Giả sử một người đàn ông sinh ra được 100 triệu tinh trùng hàng ngày thì trong suốt quãng đời sản sinh tích cực trung bình là 60 năm thì một người nam sẽ sản sinh ra 2 ngàn tỉ tinh trùng. Giả sử một người phụ nữ rụng một quả trứng trong mỗi tháng, hay 13 quả trứng một năm thì trong 40 năm hoạt động sinh sản tích cực, phụ nữ sẽ sản sinh ra 500 quả trứng. Hay giả định, người phụ nữ có 2 hoặc 3 con, như vậy là với mỗi đứa con sinh ra người phụ nữ chỉ “lăng phí” có khoảng 200 quả trứng. Còn với mỗi đứa con mình sinh ra, người đàn ông đã “lãng phí” hơn một ngàn tỉ tinh trùng. Điều bí ẩn ở đây là, những nghiên cứu trước và sau những hiểu biết mới về sinh sản, tinh trùng chưa bao giờ được nhận định là “thừa thãi”.

Ở một khía cạnh khác, trong toàn bộ các bài viết khoa học, bức hình qua hiển vi điện tử của quả trứng khổng lồ và tinh trùng bé nhỏ đều được đặt cho tiêu đề là “Chân dung của Tinh trùng” mặc cho hình thù nhỏ bé của nó. Việc dùng thuật ngữ “chân dung” – một từ được liên tưởng với độc lập – có một ý nghĩa quan trọng. Trong khi đó, trứng chỉ có bức hình qua hiển vi điện tử hay bức tranh chứ không phải là chân dung.

TÓM LẠI LÀ

274719293 456281466238378 4603803219574896649 n

Những cứ liệu mới không làm cho nhà khoa học loại bỏ đi mẫu rập khuôn về giới mà thay bằng thuật ngữ không kém phần có hại.

Kể cả khi áp dụng mô hình mới khách quan hơn: điều khiển học (cybernetic) – với những đường tuần hoàn ngược, dễ thích nghi với sự thay đổi, có sự phối hợp và hóa theo thời gian và có thay đổi đáp lại môi trường thì ở trong quá khứ, nó đóng vai trò rất quan trọng trong việc áp chế xã hội.

Thậm chí, nếu chúng ta thành công trong việc dùng những phép ẩn dụ bình đẳng hơn, tương tác hơn để miêu tả hoạt động của trứng và tinh trùng; cũng như tránh được những bất cập của các mô hình điều khiển học, chúng ta cũng vẫn có lỗi khi ban tặng cho các thực thể tế bào tính con người. Qui nhân cách cho tế bào trở nên quan trọng hơn cả việc loại nhân cách nào được chúng ta sử dụng. Quá trình này có thể có những hậu quả xã hội không mấy dễ chịu.

Những định kiến về giới tồn tại trước trong đầu chúng ta, còn bản chất của giới thì được khám phá ra sau. Để tìm ra lời giải thích, cần phải nhìn vào bản chất của ngôn ngữ: là sự tạo nghĩa của con người (mean-making). Nói cách khác, con người gieo nghĩa vào đời và mạng lưới ấy chính là văn hóa. “Ngôn ngữ không diễn tả thế giới, nó tạo ra thế giới” (Theo Ferdinand de Saussure). Vì vậy, tuy đã chuyển đổi góc nhìn, góc tiếp cận hay những tư liệu chứng minh tính tương tác, tương hỗ giữa trứng và tinh trùng, ngôn ngữ y học với sự miêu tả như trên được coi là sự vay mượn các quan niệm văn hóa về hình ảnh “người nữ bị động” và “người nam tấn công”. Điều này dẫn tới việc “cấy” hiện tượng xã hội vào cách chúng ta hình dung về tự nhiên, từ đó xây nên cơ sở và đưa hình tượng ấy trở thành cách giải thích “tự nhiên” về các vấn đề xã hội. Những mẫu rập khuôn này hiện nay đang được viết ở cấp độ của tế bào. Đây là động thái có ảnh hưởng rất mạnh, cho chúng có vẻ tự nhiên, khách quan và không thể thay đổi được.

Làm thức tỉnh và ý thức về những hàm ý của các phép ẩn dụ này sẽ lấy đi của chúng sức mạnh biện minh (hay “tự nhiên hoá”) cho các qui ước xã hội của chúng ta về giới.

THAM KHẢO THÊM:

The Egg and the Sperm: How Science Has Constructed a Romance Based on Stereotypical Male-Female Roles (stanford.edu)

Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả các bình luận

Các bài khác cùng chủ đề

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit. Ut elit tellus, luctus nec ullamcorper mattis, pulvinar dapibus leo.

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit. Ut elit tellus, luctus nec ullamcorper mattis, pulvinar dapibus leo.

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit. Ut elit tellus, luctus nec ullamcorper mattis, pulvinar dapibus leo.

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit. Ut elit tellus, luctus nec ullamcorper mattis, pulvinar dapibus leo.

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit. Ut elit tellus, luctus nec ullamcorper mattis, pulvinar dapibus leo.

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit. Ut elit tellus, luctus nec ullamcorper mattis, pulvinar dapibus leo.

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit. Ut elit tellus, luctus nec ullamcorper mattis, pulvinar dapibus leo.

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit. Ut elit tellus, luctus nec ullamcorper mattis, pulvinar dapibus leo.

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit. Ut elit tellus, luctus nec ullamcorper mattis, pulvinar dapibus leo.