Gọi là quyền cơ bản nhưng phụ nữ [từng] không có

Picture of Nhà Nhiều Cột

Nhà Nhiều Cột

Chiến dịch #NhàNhiềuCột nhằm thay đổi nhận thức và hành vi của người trẻ đối với các định kiến giới và thay đổi các sản phẩm quảng cáo nhằm hướng tới mục tiêu bình đẳng giới.

Xuyên suốt chiều dài lịch sử, các cấu trúc xã hội khác nhau đã cản trở khả năng tiếp cận quyền của các nhóm người có địa vị xã hội khác nhau. Chẳng hạn, chế độ phụ quyền (Patriarchy) đã ngăn cản phụ nữ sở hữu những quyền cơ bản trong một thời gian dài, mãi cho đến khi những phong trào đấu tranh giành quyền lợi cho phụ nữ ra đời. Trong bài viết này, hãy cùng Nhà Nhiều Cột tìm hiểu một số ví dụ tiêu biểu nhé!

QUYỀN BẦU CỬ

1002 02 1

Quyền bầu cử là quyền cơ bản của công dân. Nó thể hiện sự tham gia của công dân vào quá trình xây dựng đất nước. Tuy nhiên, trong quá khứ, chính trị là lĩnh vực được tin rằng dành cho đàn ông, còn phụ nữ thì bị giới hạn trong khu vực tư.

Trước năm 1848, tại Mĩ – một trong những nơi phong trào nữ quyền diễn ra mạnh mẽ nhất – quyền bầu cử được giới hạn cho những chủ sở hữu đất đai (thường là đàn ông da trắng trên 21 tuổi) và được quy định bởi từng bang. Bấy giờ, chỉ có đàn ông da trắng mới được coi là một công dân đầy đủ quyền hạn để bỏ phiếu còn phụ nữ cũng như người dân thuộc sắc tộc khác bị loại trừ khỏi quá trình này.

Việc phụ nữ không được tham gia bầu cử tái củng cố sự hạn chế cơ hội và quyền lợi của họ. Những người ủng hộ phụ nữ tham gia bầu cử cho rằng phụ nữ đang bị tước đi một quyền hiển nhiên trong khi họ là một bộ phận cấu thành xã hội. Theo góc nhìn khế ước xã hội, việc ngăn phụ nữ không tham gia bầu cử chính là lề hóa họ. Thực tế cho thấy, phụ nữ phải chịu đựng mọi ảnh hưởng của các chính sách dù tốt dù xấu tương tự như nam giới (nếu không muốn nói là nhiều hơn vì bản chất của các chế độ phụ quyền). Trong khi đó, họ lại không được đại diện trong quá trình đưa ra chính sách bằng cách bầu cử. Họ không được đóng góp tiếng nói quyết định việc ai sẽ lãnh đạo đất nước, hay nói cách khác tác động đến vận mệnh của họ. Điều này tạo ra một vòng lặp của những chính sách bất công với phụ nữ. Do đó, phụ nữ vốn đã thuộc nhóm yếu thế hơn trong một xã hội nam giới làm chủ, lại càng bị tước đi cơ hội thay đổi thực trạng.

Cho đến năm 1848 tại sự kiện Thác Seneca, Elizabeth Cady Stanton đã soạn thảo “The Declaration of Sentiments” (tạm dịch: Tuyên ngôn về tình cảm), đánh dấu sự bắt đầu của Làn sóng nữ quyền thứ nhất. Từ ngày 19 đến 20/7, 300 người dân địa phương, cả đàn ông và đàn bà, đã tham gia hội nghị thác Seneca và thông qua 12 giải pháp đấu tranh cho các quyền về xã hội, dân sự và tôn giáo cho phụ nữ, đặc biệt là quyền bầu cử. Tại thời điểm này, làn sóng nữ quyền thứ nhất vẫn chỉ tập trung quanh quyền lợi của phụ nữ da trắng, không cân nhắc các yếu tố phân biệt chủng tộc tuy đã đạt được những thành tựu nhất định. Chỉ đến khi Tu Chính Án thứ 19 được thông qua, phụ nữ mới được trao quyền bầu cử bất kể màu da và sắc tộc.

Mặc dù những phong trào đấu tranh cho quyền bầu cử đã đạt được những thành tựu đáng tuyên dương, song trên thực tế, phụ nữ da màu tại Mĩ vẫn gặp rất nhiều khó khăn khi bầu cử. Ở nhiều nơi trên thế giới, pháp luật thậm chí vẫn chưa cho phép phụ nữ được bầu cử. Sự tiếp cận thực chất của phụ nữ với quyền bầu cử còn bị ngăn cản bởi áp lực và định kiến từ xã hội, chẳng hạn như bị phân biệt tại nơi bỏ phiếu, bị cấm đoán bởi gia đình, v.v. Một số quốc gia nơi quyền bầu cử của phụ nữ vẫn bị hạn chế nặng nề bao gồm Pakistan, Uganda, Kenya, Oman, Qatar, Egypt, Nigeria, Saudi Arabia

QUYỀN BẤT KHẢ XÂM PHẠM VỀ THÂN THỂ

1002 03 1

Mãi cho đến năm 1920, đánh vợ mới bị coi là phạm pháp tại Mĩ. Trước đó, “Đánh đập vợ là quyền hạn được mặc nhiên công nhận của đàn ông, đàn ông đánh vợ không bị người trên cũng như kẻ dưới chê cười” [1].

Xuyên suốt chiều dài lịch sử, phụ nữ bị đối xử như một loại tài sản, của cải. Trước khi lấy chồng, họ thuộc quyền quản lý của người chủ gia đình – là cha, và khi kết hôn, một cô dâu là tài sản chuyển nhượng sang gia đình mới. Theo lịch sử, nguyên nhân là một người phụ nữ không thể hoạt động xã hội nếu thiếu vắng một người đàn ông. Cơ thể, khối óc, trái tim của họ không thực sự thuộc về họ – chúng phụ thuộc vào những người đàn ông xung quanh họ.

Việc phụ nữ không hoàn toàn có quyền bất khả xâm phạm về thân thể còn biểu hiện qua văn hóa hiếp dâm, kiến nghị chống phá thai và bạo lực trên cơ sở giới với phụ nữ. Trong một vụ hiếp dâm, nạn nhân nữ phải đối mặt với nguy cơ cao bị đổ lỗi bởi đã không “biết giữ thân”, “phải như thế nào mới bị hiếp”. Cách thức đưa tin chủ đạo vẫn hướng sự quan tâm của công chúng vào thân thế, trang phục, hay những đàm tiếu không liên quan; thay vì chú trọng vào động cơ và hành vi của thủ phạm. Tại nhiều quốc gia, quyền phá thai vẫn không nằm trong tay người phụ nữ, kể cả khi họ là nạn nhân của hiếp dâm, thai nhi dị tật, hay mang thai đe dọa tính mạng người phụ nữ. Nhìn chung, kể cả khi một người dĩ nhiên có toàn quyền chính đáng với cơ thể mình, nhiều phụ nữ đã và đang là ngoại lệ.

Các nhà nữ quyền trong làn sóng thứ hai cho rằng phụ nữ phải có quyền tự quyết với cơ thể của mình, áp dụng cho mọi trường hợp. Nỗ lực này đi tới thành tựu về mặt lập pháp vào những năm 60 và 70, bạo lực gia đình bị coi là tội nghiêm trọng, và phụ nữ có quyền kiểm soát sinh sản. Tại Việt Nam, nghị định 167/2013/NĐ-CP năm 2013 quy định, các hành vi bạo lực gia đình có thể bị phạt tiền (từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng); “xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu” hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Song, cho tới nay, theo “Báo cáo điều tra quốc gia về bạo lực đối với phụ nữ ở Việt Nam năm 2019”, khoảng ⅔ phụ nữ nữ Việt Nam từng chịu ít nhất 1 hoặc nhiều hình thức bạo lực do chồng gây ra trong đời, họ bị chồng bạo lực nhiều hơn so với bị người khác bạo lực. Tỷ lệ bạo lực tình dục trong gia đình với phụ nữ trẻ Việt Nam từ 18 – 24 tuổi đã tăng gần gấp ba (5,3% lên 13,9% từ 2010 đến 2019). Bất cập hơn, chưa tính đến mức độ vi phạm bạo lực gia đình, một nửa số phụ nữ là nạn nhân không kể với bất cứ ai và không tìm kiếm bất cứ sự trợ giúp nào. Bởi những tiền lệ cho họ biết nỗ lực đấu tranh sẽ đẩy họ và gia đình vào tình cảnh “lành ít dữ nhiều”.

Tham khảo thêm:

[1] Lịch sử Anh quốc, 1470, George Macaulay Trevelyan (1876-1962)

QUYỀN SỞ HỮU TÀI SẢN VÀ HƯỞNG THÀNH QUẢ LAO ĐỘNG

1002 04 1

Một trong những tư tưởng tồn tại dai dẳng nhất dưới sức ảnh hưởng của chế độ phụ hệ chính là “giữ phụ nữ đúng chỗ”. Điều này tồn tại ít nhất ở thời Aristotle (384 – 322 TCN), người đã viết trong cuốn “ Lịch sử động vật” rằng “cuộc đời tự nhiên” của phụ nữ nên tập trung vào việc nuôi con và bảo toàn tài sản của người chủ tự nhiên, vì cô ấy “bốc đồng, cảm xúc, ghen tuông và hay càu nhàu hơn, phù hợp với việc rầy la và giở trò vũ phu”.

Ngoài ra, nhiều phụ nữ đã được điều kiện hóa để có kì vọng thấp hơn về bản thân và thành công, cũng như không biết về giá trị thị trường mà họ tạo ra. Cùng với đó, những thành kiến phụ nữ “thiếu lý trí”, “trực giác không đủ nhạy bén” dựa trên lầm tưởng bản chất họ sinh ra đã vậy.

Việc coi phụ nữ là “cố nhiên biết chăm sóc” và gắn lên họ những đặc điểm không có lợi cho việc ra quyết định và quyền tự chủ nghiễm nhiên trở thành những lí do hợp lý để đàn ông có khả năng kiểm soát hầu như mọi thứ, trong đó có giá trị lao động của một người phụ nữ. Chỉ tới những năm 1880, phụ nữ lần đầu tiên được giữ riêng đồng tiền do chính tay họ làm ra.

Với sự trỗi dậy của chủ nghĩa tư bản và sức công phá của làn sóng nữ quyền thứ nhất, phụ nữ được tiếp cận cơ hội làm công ăn lương, thay vì chỉ giới hạn ở công việc chăm sóc gia đình. Dù vậy, phụ nữ vẫn bị nhìn nhận như nguồn lao động rẻ tiền. Điều này làm sâu sắc thêm những định kiến trước đó, đồng thời khiến những công việc có sự tham gia của phụ nữ bị coi là kém giá trị cùng với mức lương thấp hơn nam giới. Đọc thêm về thực trạng chênh lệch về cơ hội việc làm và tiền lương giữa nam và nữ ở Việt Nam và quốc tế tại đây 👇
https://www.facebook.com/…/pcb…/433375915195600

Nhận thức rõ tình trạng bất tự chủ trong kinh tế ảnh hưởng đến quyền được lựa chọn công việc, quyền được tôn trọng của phụ nữ, phong trào #METOO cũng đã đấu tranh nhằm xóa bỏ chênh lệch về mức lương giữa nam và nữ giới. Cùng với việc khẳng định tầm quan trọng của sự ngang bằng về mức lương, #METOO cùng #TimesUp đã thúc đẩy 48% công ty xem xét lại chính sách lương và phúc lợi với mục tiêu thu hẹp khoảng cách giữa nam và nữ nói chung. Kết quả cho thấy: Trong số các công ty được khảo sát, 17% cho biết họ không có kế hoạch xem xét lại các chính sách trả lương và 28% khác cho biết công ty của họ đã đạt được mức lương ngang bằng, tiêu biểu là: Microsoft, Uber, Lyft Inc,..

Có thể thấy, nỗ lực đấu tranh cho quyền bình đẳng để phụ nữ được hưởng thành quả lao động và sở hữu tài sản xuất hiện ngày càng nhiều nhưng vẫn chưa đạt được thành tựu triệt để. Theo Báo cáo về khoảng cách giới trên toàn cầu năm 2017, nếu phụ nữ bắt đầu tham gia đông đảo vào bất kỳ ngành nghề nào , thì “phúc lợi liên quan đến tiền lương sẽ giảm xuống”. Điều này có nghĩa là, dù một số quốc gia đã lập pháp để đảm bảo “mức lương bằng nhau cho công việc có giá trị tương đương”, nhưng công việc dường như lại bị giảm giá trị khi phụ nữ chiếm đa số lực lượng lao động. Nhìn chung, hầu hết các công ty vẫn đặt lợi nhuận lên trên hết và việc giải quyết sự phân biệt về lương thưởng vẫn bị đặt phía sau cùng với những định kiến, khuôn mẫu đối với nữ giới. Bị vây hãm bởi chế độ phụ quyền “riêng tư” và “công khai”, quyền bình đẳng hoàn toàn về lao động cũng như sở hữu tài sản được cho là điều bất khả.

TẠM KẾT

1002 05 1 1

TẠM KẾT

Mary Wollstonecraft từng nói: “Số phận bỏ mặc tôi trong cảnh tối tăm, trong chính thế kỷ được khai sáng nhất”.

Kể cả khi nhân loại đang chinh phục những đỉnh cao mới, vẫn còn rất nhiều người bị bỏ lại dưới chân núi hoặc mắc kẹt lưng chừng. Họ đã buộc phải đấu tranh quyết liệt để yêu cầu được trao những quyền lợi cơ bản một cách chính đáng. Những thành tựu của các làn sóng nữ quyền trong quá khứ đã tạo ra các thay đổi trong chính trị, kinh tế, xã hội và giúp định hướng trả lời những câu hỏi muôn thuở về bình đẳng giới cho thế hệ hiện nay.

Tuy nhiên, các phong trào xã hội vẫn còn rất nhiều việc phải làm. Những thành tựu đã đạt được quả thực đáng tuyên dương, song phần chìm của tảng băng vẫn còn đó.

Thông qua bài viết này, Nhà Nhiều Cột hy vọng có thể giúp bạn phần nào hiểu thêm một số quyền con người cơ bản và quá trình đấu tranh dai dẳng để thực thi những quyền ấy. Bạn còn biết những quyền cơ bản nào khác chỉ được trao cho phụ nữ dưới sức ảnh hưởng của phong trào nữ quyền không? Hãy chia sẻ cho Nhà Nhiều Cột và mọi người cùng biết nhé 😉

Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Oldest
Newest Most Voted
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả các bình luận

Các bài khác cùng chủ đề

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit. Ut elit tellus, luctus nec ullamcorper mattis, pulvinar dapibus leo.

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit. Ut elit tellus, luctus nec ullamcorper mattis, pulvinar dapibus leo.

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit. Ut elit tellus, luctus nec ullamcorper mattis, pulvinar dapibus leo.

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit. Ut elit tellus, luctus nec ullamcorper mattis, pulvinar dapibus leo.

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit. Ut elit tellus, luctus nec ullamcorper mattis, pulvinar dapibus leo.

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit. Ut elit tellus, luctus nec ullamcorper mattis, pulvinar dapibus leo.

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit. Ut elit tellus, luctus nec ullamcorper mattis, pulvinar dapibus leo.

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit. Ut elit tellus, luctus nec ullamcorper mattis, pulvinar dapibus leo.

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit. Ut elit tellus, luctus nec ullamcorper mattis, pulvinar dapibus leo.