Nếu việc nhà được trả lương…

Nhà Nhiều Cột

Nhà Nhiều Cột

Chiến dịch #NhàNhiềuCột nhằm thay đổi nhận thức và hành vi của người trẻ đối với các định kiến giới và thay đổi các sản phẩm quảng cáo nhằm hướng tới mục tiêu bình đẳng giới.

Đã bao giờ bạn cảm thấy băn khoăn, nếu việc “tề gia nội trợ” được trả công như những công việc khác trong xã hội thì mức lương sẽ rơi vào khoảng bao nhiêu? Nấu ăn, dọn dẹp, chăm trẻ nhỏ và người già… – những công việc chăm sóc không lương ấy chiếm rất nhiều thời gian và công sức, thế nhưng thường nhận về sự công nhận không tương xứng. Thậm chí, việc nhà thường được cho là công việc đơn giản, vặt vãnh và không tốn nhiều công sức để thực hiện.

Vào năm 1972, cuộc tranh luận về việc phụ nữ nên được trả công cho việc chăm sóc đã được khởi xướng ở Ý với Chiến dịch quốc tế Tiền lương cho Công việc nội trợ (IWFHC) dưới sự chỉ đạo của Selma James. Chiến dịch dựa trên tiền đề, công việc chăm sóc là cơ sở của nền công nghiệp và cần được công nhận, trả lương xứng đáng. Phong trào dần lan rộng và thúc đẩy cuộc tranh luận đến nhiều quốc gia trên khắp thế giới.

Để hiểu rõ hơn, hãy cùng Nhà Nhiều Cột thử làm một phép toán!

NHỮNG CON SỐ BIẾT NÓI

Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) đã định nghĩa công việc không được trả lương (unpaid work) là những việc không công thực hiện để duy trì cuộc sống của các cá nhân khác trong một hộ gia đình hoặc cộng đồng, bao gồm cả việc chăm sóc trực tiếp và gián tiếp.

Dữ liệu của ILO từ 64 quốc gia, đại diện cho 2/3 dân số trong độ tuổi lao động trên thế giới cho thấy: 16,4 tỷ giờ mỗi ngày được dành cho công việc chăm sóc – tương đương với 2 tỷ người làm việc 8 giờ mỗi ngày không có thù lao. Nếu những dịch vụ như vậy được định giá dựa trên mức lương tối thiểu hàng giờ, chúng sẽ lên tới 9% GDP toàn cầu hoặc 11 nghìn tỷ đô la Mỹ.

Đồng thời, Báo cáo về Công việc chăm sóc của tổ chức này cho biết phụ nữ thực hiện 76,2% công việc gia đình không được trả công – nhiều gấp 3,2 lần so với nam giới. Ở khu vực Châu Á và Thái Bình Dương, con số này lên đến 80%. Ở một số quốc gia, đóng góp của nam giới vào công việc chăm sóc không được trả lương đã tăng lên trong 20 năm qua. Thế nhưng, khoảng cách giới về thời gian làm công việc chăm sóc mới chỉ giảm chỉ 7 phút mỗi ngày.

04 03
Phụ nữ thực hiện 76,2% công việc gia đình không được trả công – nhiều gấp 3,2 lần so với nam giới

Chi tiết hơn, con số này tại các quốc gia chênh lệch như thế nào? Theo Báo cáo về việc sử dụng thời gian ở Ấn Độ năm 2019, trung bình phụ nữ dành 16,9% thời gian trong ngày cho các công việc gia đình không được trả lương; trong khi với nam giới, con số này chỉ là 1,7%. Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cho biết, phụ nữ ở Trung Quốc dành gần 4 giờ mỗi ngày để lao động không công; gấp 2,5 lần nam giới.

Việt Nam cũng là một trong những quốc gia tồn tại tình trạng phân công công việc nhà không cân xứng. Phần lớn phụ nữ vẫn phải chịu áp lực “giỏi việc nước, đảm việc nhà” – vẫn làm việc ca một ở văn phòng, và “ca hai” tại nhà. Phụ nữ trung bình dành số giờ gấp đôi nam giới để làm việc nhà, bao gồm các công việc như dọn dẹp nhà cửa, giặt quần áo, nấu ăn và đi chợ, chăm sóc gia đình và con cái…

Theo nghiên cứu “Giới và thị trường lao động ở Việt Nam: Phân tích dựa trên số liệu Điều tra Lao động – Việc làm thực hiện bởi Tổ chức Lao động Quốc tế, phụ nữ trung bình dành 20,2 giờ mỗi tuần làm việc nhà (tương đương với 2,5 ngày làm việc); trong khi nam giới là 10,7 giờ.

TÁC ĐỘNG CỦA ĐẠI DỊCH COVID-19

Việc đóng cửa trường học, tỷ lệ mất việc gia tăng nhanh, hay chuyển đổi mô hình làm việc tại nhà đã ảnh hưởng đến cách mỗi cá phân bổ quỹ thời gian của mình. Ảnh hưởng của dịch bệnh cũng tác động đến cách các ông bố bà mẹ phân chia trách nhiệm của mình đối với việc nhà và chăm sóc con cái.

Theo khảo sát trực tuyến nhằm nắm bắt “cách thức chia sẻ công việc được trả lương và trách nhiệm trong gia đình” của Viện Nghiên cứu Tài chính (IFS) thực hiện với 3.500 gia đình có cha mẹ khác giới, các bà mẹ có nguy cơ mất việc (tạm thời hoặc vĩnh viễn) cao hơn 23% so với các ông bố trong thời kỳ khủng hoảng hiện nay.

Trước đại dịch, nữ giới đi làm trung bình được trả lương trong 6,3 giờ/ngày trong tuần; thế nhưng khi dịch bệnh đến; con số này đã giảm hơn 1/5 xuống còn 4,9 giờ. Mức lương dựa trên giờ làm việc của nam giới cũng giảm; nhưng ít hơn tương ứng; từ 8,6 giờ trước khủng hoảng xuống còn 7,2 giờ ở hiện tại.

Đồng thời, các bà mẹ vẫn là người chủ chốt dành phần lớn thời gian cho các công việc nhà và chăm sóc – họ trông trẻ trung bình 10,3 giờ trong ngày (nhiều hơn 2,3 giờ so với các ông bố), và làm việc nhà trong thời gian nhiều hơn 1,7 giờ so với các ông bố. Như vậy, cùng phải chịu tác động của đại dịch nhưng những người mẹ vẫn phải chịu nhiều thiệt thòi hơn.

shutterstock 304114247.2e16d0ba.fill
Cùng phải chịu tác động của đại dịch nhưng những người mẹ vẫn phải chịu nhiều thiệt thòi trong việc chăm sóc hơn người bố

Bà Valentina Barcucci, chuyên gia kinh tế lao động của Tổ chức Lao động Quốc tế ILO Việt Nam, tác giả chính của nghiên cứu “Giới và thị trường lao động ở Việt Nam: Phân tích dựa trên số liệu Điều tra Lao động – Việc làm”, cho hay: “Trước đại dịch Covid-19, cả phụ nữ và nam giới đều tiếp cận việc làm khá dễ dàng, nhưng nhìn chung, chất lượng việc làm của phụ nữ thấp hơn của nam giới.”

Tuy nhiên khi đại dịch diễn ra, tổng số giờ làm hàng tuần của phụ nữ trong quý 2 năm 2020 chỉ bằng 88,8% tổng số giờ làm của họ trong quý 4 năm 2019, trong khi con số này ở nam giới là 91,2%.

Trong 3 tháng cuối năm 2020, phụ nữ đã làm việc nhiều hơn 0,8% số giờ so với cùng kỳ năm 2019, trong khi nam giới chỉ làm nhiều hơn 0,6%. Bà Barcucci nhận định rằng: “Những phụ nữ làm việc nhiều giờ hơn bình thường trong nửa cuối năm 2020 có lẽ là để bù đắp cho các khoản thu nhập bị mất trong quý 2. Những giờ làm tăng thêm này khiến gánh nặng kép họ vốn phải gánh vác càng nặng nề hơn, do họ vẫn phải dành quá nhiều thời gian làm việc nhà so với nam giới”.

VẬY ĐÃ CÓ NGƯỜI PHỤ NỮ NÀO ĐƯỢC THỰC SỰ TRẢ LƯƠNG KHI LÀM VIỆC NHÀ CHƯA?

Jaffe Lane WagesForHouseworkMarch img
Câu trả lời là có

Câu trả lời là có. Vào năm 2006, Venezuela đã triển khai chương trình “Misión Madres del Barrio”, một chương trình chính phủ cung cấp an sinh xã hội vĩnh viễn cho các bà mẹ, từ đó giảm thiểu sự đói nghèo cho phụ nữ. Ngay trong năm tiếp theo (2007), Venezuela trở thành quốc gia đầu tiên trả lương cho các bà nội trợ, công nhận công việc nội trợ là một hoạt động có giá trị kinh tế và xã hội.

Tổng thống Hugo Chavez đã công bố chính sách này thông qua Điều 88 của Hiến pháp rằng: Trong giai đoạn đầu tiên, 100.000 phụ nữ được trả 80% mức lương tối thiểu (khoảng 180 USD/tháng). Vào giai đoạn tiếp theo sau bốn tháng, 100.000 người phụ nữ khác được nhận được tiền lương – cứ thế tiến hành và nhân rộng đến nhiều người hơn. Mặc dù đây là một khoản tiền khiêm tốn, nhưng nó đã giúp đỡ vô vàn phụ nữ tại quốc gia này.

Những đất nước khác cũng đã triển khai chương trình để giúp giảm bớt gánh nặng công việc nhà và chăm sóc. Tại Bỉ, một chương trình chính phủ bắt đầu vào năm 2004 đã chính thức hóa việc cung cấp các dịch vụ chăm sóc, từ đó giảm bớt gánh nặng việc nhà cho các gia đình. Cũng vào năm 2007, Thụy Điển – đất nước đứng đầu về Chỉ số bình đẳng giới của Liên minh châu Âu – đã đưa ra các khoản trợ cấp cho công việc gia đình (dọn dẹp, giặt là và ủi).

TẠM KẾT

Mặc dù công việc chăm sóc không lương có vai trò đặc biệt quan trọng để duy trì cuộc sống của các cá nhân và xã hội, nhưng nó lại trở nên vô hình bởi không trực tiếp tạo ra tiền bạc, của cải. Những khuôn mẫu như “công việc chăm sóc là trách nhiệm của người phụ nữ”, “việc nhà không quan trọng bằng việc kiếm tiền” hay những định kiến coi thường người làm việc nhà vẫn còn tồn tại dai dẳng.

105119135 sites default files images 105119135 1950s housewives 1
Những định kiến coi thường người làm việc nhà vẫn còn tồn tại dai dẳng

Nhiều cuộc tranh luận nổ ra xoay quay vấn đề này – nhiều người lập luận rằng việc trả lương cho công việc chăm sóc có thể củng cố vai trò giới – họ cho rằng thay vì trả lương cho công việc nội trợ, người phụ nữ nên tập trung vào việc tăng cơ hội việc làm của mình trong lực lượng lao động ngoài xã hội.

Thế nhưng trên thực tế, những số liệu trích dẫn ở trên đã phản ánh sự bất bình đẳng khi người phụ nữ phải làm hai công việc cùng một lúc. Khoảng cách giới chỉ có thể thu hẹp khi và chỉ khi những định kiến về công việc chăm sóc được giải quyết, cũng như việc nhà được phân bổ công bằng hơn.

Quan điểm của bạn về chủ đề “Có nên trả lương cho người làm công việc nội trợ?” như thế nào? Sau khi trải qua đại dịch COVID-19, góc nhìn của bạn về công việc chăm sóc có sự thay đổi nào không? Hãy chia sẻ với Nhà Nhiều Cột ở bên dưới nhé!

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài viết “Bạn không cần phải có âm đạo mới có thể làm việc nhà qua link dưới đây:
https://www.facebook.com/NhaNhieuCot/posts/311190977414095

Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả các bình luận

Các bài khác cùng chủ đề

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit. Ut elit tellus, luctus nec ullamcorper mattis, pulvinar dapibus leo.

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit. Ut elit tellus, luctus nec ullamcorper mattis, pulvinar dapibus leo.

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit. Ut elit tellus, luctus nec ullamcorper mattis, pulvinar dapibus leo.

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit. Ut elit tellus, luctus nec ullamcorper mattis, pulvinar dapibus leo.

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit. Ut elit tellus, luctus nec ullamcorper mattis, pulvinar dapibus leo.

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit. Ut elit tellus, luctus nec ullamcorper mattis, pulvinar dapibus leo.

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit. Ut elit tellus, luctus nec ullamcorper mattis, pulvinar dapibus leo.

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit. Ut elit tellus, luctus nec ullamcorper mattis, pulvinar dapibus leo.

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit. Ut elit tellus, luctus nec ullamcorper mattis, pulvinar dapibus leo.