fbpx

Mansplaining

456084867 911798494320544 7423804803709556372 n

Bị lên mặt giải thích hoài cái mình không cần, các bạn đã bao giờ chưa? 😤

Mansplaining là sự kết hợp của “man” (đàn ông) và đuôi “-plaining” trong từ “explaining” (giải thích), ám chỉ một người đàn ông đưa ra lời giảng giải không được yêu cầu với một người phụ nữ. Đặc điểm của mansplaining là sự tự tin thái quá, giọng điệu trịch thượng, hành động ngắt lời và giả định rằng đối phương không có kiến ​​thức.

Thuật ngữ này nhấn mạnh sự chênh lệch quyền lực trong cuộc đối thoại, khi người đàn ông tự cho mình quyền kiểm soát cuộc trò chuyện mà không để phụ nữ lên tiếng.

👉 Ví dụ nổi tiếng nhất cũng là nguồn gốc của thuật ngữ: Trong bài luận “Men Explain Things to Me” (2008) của Rebecca Solnit, Solnit mô tả cuộc tương tác với một người đàn ông, nơi anh giải thích cho cô sự thú vị của một cuốn sách mà anh cho rằng cô không hề biết – trong khi đó là đó là tác phẩm của Solnit! Anh kiên trì giảng giải bất chấp sự “chữa cháy” của bạn cô rằng “đó là cuốn sách của Solnit”.

😫 “Nếu mà thấy khó chịu thì cứ lờ đi, kiểu gì người ta cũng ngừng nói mà” 🤧

Hệ quả của Mansplaining không dừng lại ở cảm giác khó chịu.

Mansplaining, đặc biệt trong môi trường làm việc là hành vi củng cố định kiến giới rằng đàn ông thông minh hơn phụ nữ. Đây là một ví dụ điển hình của việc những tương tác giữa các giới trong môi trường làm việc kích hoạt và tái diễn tính thống trị của nam giới trong xã hội, từ đó đặt nữ giới vào vị thế bất lợi so với nam giới.

Trong thời gian dài, việc này có thể khiến phụ nữ ngờ vực năng lực của bản thân. Mansplaining cũng tạo ra không gian thiếu tôn trọng với phụ nữ, làm hạn chế cơ hội phát triển chuyên môn và cá nhân của họ, vì họ có thể bị ngăn cản khi muốn đóng góp ý tưởng hoặc thể hiện quan điểm.

Dưới góc độ hiệu suất, mansplaining cũng gây ra sự mất lòng tin và căng thẳng trong nhóm làm việc, ảnh hưởng đến sự hợp tác và đoàn kết, dẫn đến hiệu quả làm việc kém.

😫 Vậy tôi phải làm gì? 😫

Nếu bạn là đàn ông, hãy nghĩ xem mình đang giải thích vì muốn đóng góp vào công việc chung hay chỉ muốn lên mặt để chứng tỏ người khác kém hiểu biết?

Còn nếu bạn đang nghe một người đàn ông giải thích, hãy xem họ có tạo cho bạn và những người xung quanh cảm giác đủ an toàn để bày tỏ ý kiến hay không?

Bạn có thể lựa chọn cách phản ứng lại tuỳ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể. Bạn có thể tiếp tục lắng nghe có chọn lọc để thu thập các thông tin hữu ích và không để thái độ của họ ảnh hưởng đến bản thân. Bạn có thể góp ý trực tiếp với người đàn ông để họ “nhận ra” tính chất của hành động ấy có thể ảnh hưởng đến chất lượng công việc và các mối quan hệ của chính anh ta. Bạn có thể nói chuyện với cấp trên. Tuỳ thuộc vào bạn.

Đã đến lúc ngưng bình thường hoá việc năng lực của bất kỳ ai bị coi thường chỉ vì họ không phải là đàn ông.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *