Khi nhắc về vấn đề nam nữ bình quyền trong thời kì phong kiến, ta thường nghĩ ngay đến những luật lệ hà khắc, gò ép và hạ thấp tiếng nói cũng như giá trị của người phụ nữ. Tuy nhiên, triều đại nhà Hậu Lê dưới thời vua Lê Thánh Tông (1400–1497) khi ấy đã cho ra đời bộ luật Hồng Đức với một số điểm tiến bộ trong việc bảo vệ quyền lợi và nâng cao tiếng nói cho phụ nữ thời bấy giờ. Qua hai chương “Hộ hôn” và “Điền sản”, với 53/722 điều luật (7%) bàn về hôn nhân – gia đình; 30/722 điều luật (4%) bàn về việc hương hỏa, tế lễ, thừa kế và sở hữu tài sản các nhà làm luật đã coi trọng cá nhân và vai trò người nữ – điều mà các bộ luật trước và sau không mấy quan tâm.
Mặc dù là một triều đại trọng Nho giáo và vẫn những quy định khắt khe với người phụ nữ như “tam tòng tứ đức”, “công dung ngôn hạnh”,v.v, nhưng bộ luật vẫn chứa đựng nhiều yếu tố tiến bộ với những quy phạm bảo vệ phụ nữ nói riêng và tầng lớp yếu thế trong xã hội nói chung (dân tộc thiểu số, nô tì, người cô quả, bị tật..). Cùng Nhà Nhiều Cột điểm qua một số điều luật tiến bộ trong bộ luật Hồng Đức về vấn đề nam nữ bình quyền nhé.
ĐIỀU LUẬT TRONG THỪA KẾ
Trong xã hội phụ quyền cùng những tôn ti-trật tự nặng nề của Nho giáo vẫn luôn tồn tại quan điểm “con trai nối dõi tông đường” và việc phụ nữ được coi là một thứ tài sản được quyết định bởi người đàn ông trưởng thành trong nhà (người cha, người chồng). Việc phụ nữ được trao quyền để nắm giữ của cải hay thành quả lao động của mình được coi là một điều xa xỉ. Tuy nhiên, trong luật pháp triều Lê đã đẩy quyền thừa kế của người nữ lên ngang bằng với người nam, một tư tưởng chưa từng xuất hiện trong các bộ luật trước đó. Các quy chế về thừa kế cũng được coi là điểm nổi bật nhất của luật Pháp triều Lê.
ĐIỀU LUẬT TRONG QUAN HỆ GIA ĐÌNH
[1] Điều này trái ngược với quy định trong Bộ luật nhà Nguyễn và luật Trung Hoa, theo đó chỉ có nam giới mới được giữ hương hỏa. Nếu không có con trai thì phải giao cho con trai nuôi hoặc người thân là nam trong gia tộc. Chỉ khi không có con trai nuôi hoặc không còn người thân nào là nam thì mới cho phép con gái giữ hương hỏa.
ĐIỀU LUẬT TRONG HÔN NHÂN
Phong tục tập quán và lễ nghĩa Nho giáo đã điều chỉnh quan hệ vợ-chồng, tuy nhiên Quốc triều hình luật cũng có các quy định nhằm điều chỉnh các quyền và nghĩa vụ nhân thân. Người vợ, trên lý thuyết, bị đòi hỏi phải lệ thuộc vào chồng và không được làm điều gì nếu không có sự chỉ đạo hay đồng ý của chồng. Nhưng trên thực tế, địa vị của người vợ – chồng thay đổi nhiều tùy thuộc theo vị trí xã hội và kinh tế của họ. Cũng giống như chồng, người phụ nữ Việt Nam xưa có tài sản riêng và tham gia các hoạt động kinh tế. Đó là điều khác biệt với người phụ nữ Trung Quốc.
Trong lao động, người phụ nữ được trả công ngang bằng với người thợ nam, “không có sự phân biệt về tiền công nhật cho lao động đàn ông với đàn bà”. Việc trả công ngang bằng như thế rõ ràng cho thấy lao động của phụ nữ được đánh giá cao và vị trí của người phụ nữ được tôn trọng trong xã hội.
Đặc biệt, trong điều luật 308 đã trao quyền tự quyết trong hôn nhân cho phụ nữ, cụ thể là phụ nữ cũng có quyền chấm dứt hôn nhân và đi tìm một hạnh phúc khác, thay vì phải ở suốt đời bên cạnh người chồng lúc bấy giờ. Quy định như vậy quyền lợi của người phụ nữ đã được bảo đảm và quan trọng hơn nó cũng trở thành cơ sở để người chồng phải thực hiện tốt nghĩa vụ của mình đối với vợ, với gia đình. Đây là quy định nổi bật phản ánh tính sáng tạo của nhà làm luật nhằm duy trì trật tự ổn định trong gia đình.
CÁC ĐIỀU LUẬT KHÁC
Ở trong bộ luật các triều đại cũ, người đàn ông trưởng thành được ban quyền sở hữu vợ và con cái, kể cả – như nhiều bằng chứng trong quá khứ – quyền bạo hành thân thể họ. Đặt ra những luật lệ, hình phạt cho tội cưỡng gian thay vì đổ lỗi hay bắt ép người con gái phải “cạo đầu bôi vôi”, bộ luật Hồng Đức đã nâng cao bất khả xâm phạm về thân thể của phụ nữ nói riêng và quyền lợi của nhóm đối tượng “dễ bị tổn thương”, cụ thể ở đây và phụ nữ và trẻ em nói riêng. “Đó là một chế độ bình đẳng sâu sắc”, học giả người Pháp Camille Briffault nhận định.