fbpx

RAINBOW CAPITALISM 2024: TƯ BẢN CÓ ĐANG DẦN “CỞI BỎ” ÁO CẦU VỒNG?

So với các Tháng Tự hào của những năm trước, Tháng tự hào 2024 có vẻ “im ắng” hơn hẳn. Xu hướng này đã được dự báo từ năm ngoái, ngay cả những công ty từng tự khoác lên mình chiếc cờ cầu vồng như Target, Nike… thì giờ cũng đang dần rút lui khỏi lễ kỷ niệm thường niên mà họ từng háo hức ủng hộ.

Tư bản liệu có đang “chùn bước” trước “tiền hồng”?

452107600 891669499666777 2376663405228547678 n 2

“Rainbow capitalism” (chủ nghĩa tư bản cầu vồng) là thuật ngữ được sử dụng để mô tả việc các công ty và thương hiệu lớn sử dụng các biểu tượng và hình ảnh liên quan đến cộng đồng L. G. B. T. Q + để tiếp thị và tăng doanh số bán hàng, đặc biệt trong các thời điểm như Pride Month. Thuật ngữ này thường mang ý nghĩa phê phán, ám chỉ rằng các công ty này chỉ lợi dụng phong trào L. G. B. T. Q + để thu lợi nhuận mà không thực sự cam kết hỗ trợ cho cộng đồng.

Những ví dụ điển hình của Rainbow capitalism bao gồm việc các công ty thay đổi logo của họ thành màu sắc cầu vồng trong tháng 6, sản xuất hàng hóa đặc biệt cho Pride, nhưng lại không có hành động cụ thể để ủng hộ cộng đồng ngoài việc làm này. Các nhà phê bình cho rằng đây là hành động bề nổi và không thực sự mang lại lợi ích lâu dài cho cộng đồng L. G. B. T. Q +, mà chỉ nhằm mục đích tăng cường hình ảnh và lợi nhuận cho các công ty đó.

“Tư bản cầu vồng” đã phát triển trên toàn cầu, song song với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản hiện đại ở phương Tây.

Việc tiếp thị các sản phẩm dành riêng cho người thuộc cộng đồng L. G. B. T. Q + đã được ghi nhận từ rất lâu, bắt đầu với nhóm người đ.ồ.n.g t.í.n.h. Lịch sử các hoạt động này tại Hoa Kỳ bắt đầu từ cuối thế kỷ XIX, thông qua các hình thức sơ khởi như nhà tắm, nhà thổ và quán bar dành riêng cho người đ.ồ.n.g t.í.n.h. Sau Thế chiến thứ Hai, các khu phố Queer hình thành, nơi các ấn phẩm để tiếp thị cho cộng đồng L. G. B. T. Q + được phủ khắp. Phán quyết của Toà án Tối cao Hoa Kỳ trong vụ One, Inc. v. Olesen* đã hợp pháp hóa các tài liệu thảo luận về “đ.ồ.n.g t.í.n.h”. Cộng đồng L. G. B. T. Q + được công nhận là một thị trường kinh tế hợp pháp vào những năm 1970. Tuy nhiên, những năm 1980, cuộc khủng hoảng A.I.D.S kéo theo những làn sóng k.ỳ t.h.ị đ.ồ.n.g t.í.n.h đã kìm hãm sự phát triển của thị trường này (1).

Trong những năm 1990, sau những nỗ lực đấu tranh của cộng đồng L. G. B. T. Q +, sự k-ỳ t-h-ị giảm bớt, quyền tiếp cận của người L. G. B. T. Q + trong công việc cũng được mở rộng, họ có cơ hội kiếm được nhiều tiền hơn, dẫn đến sức mua của cộng đồng (“tiền hồng”) cũng tăng. Chính vào lúc này, tư bản cầu vồng bắt đầu phát triển mạnh mẽ. “Chủ nghĩa tư bản cầu vồng” ngay từ đầu có vẻ đã nhắm thẳng vào túi tiền của những người Queer. 

Tiêu biểu trong thời kì này là các công ty như Absolut Vodka, American Airlines, đi tiên phong trong việc tiếp cận cộng đồng L. G. B. T. Q + thông qua quảng cáo và tài trợ sự kiện. Tuy nhiên, các công ty này cũng đã bị cáo buộc lợi dụng sự ủng hộ này để che đậy các hành vi kinh doanh không đạo đức khác như các chính sách lao động bất công hoặc hoạt động gây tổn hại môi trường.

452134882 891669576333436 4445449308937403187 n 2

Các thương hiệu có vẻ đã có động thái rút lui sau một số chiến dịch gây tranh cãi những năm trước, điển hình là Bud Light. Năm 2023, Bud Light đã hợp tác cùng ngôi sao TikTok chuyển giới Dylan Mulvaney. Cô đã xuất hiện trong một video trên Instagram cùng một lon Bud Light có in mặt mình. Tuy nhiên, sau khi video đăng tải, cô gặp phải làn sóng k-ỳ t-h-ị dữ dội từ cộng đồng mạng. 

Điều đáng chú ý là Mulvaney cho biết Bud Light đã không ủng hộ cô, thậm chí không liên lạc với cô sau khi cô trở thành tâm điểm của làn sóng phản đối. Điều này khiến nữ Tiktoker 26 tuổi bức xúc đến mức lên tiếng: “Theo tôi, việc một công ty thuê người c-h-u-y-ể-n g-i-ớ-i rồi lại không công khai ủng hộ họ còn tồi tệ hơn việc không thuê người c-h-u-y-ể-n g-i-ớ-i ngay từ đầu.”, “Quan tâm đến cộng đồng L. G. B. T. Q + đòi hỏi nhiều hơn là chỉ quyên góp tiền vào Tháng Tự hào hàng năm”.

Năm nay, chúng ta không thấy sự quay trở lại “rầm rộ” trong Tháng Tự hào của các thương hiệu như Target, Nike và Bud Light trên đường đua cầu vồng của các gã lớn tư bản. Tuy vậy, một số nhãn hàng khác vẫn tiếp tục “truyền thống” tham gia hoạt động Tháng Tự hào của mình trong năm nay, có thể kể đến như Disney, Skittles, Walmart, Starbucks…

451818530 891669543000106 5354736590606994036 n 2

Tháng Tự hào 2024 tại Việt Nam không có quá nhiều hoạt động nổi bật như những năm trước. Tuy nhiên vẫn có một trường hợp gây sốc cho cộng đồng mạng trong Tháng Tự hào vừa qua, đó là hành động của P*** K*** (kênh dành cho thiếu nhi). Kênh này đã thay ảnh đại diện trên nền tảng Facebook sang màu cầu vồng, tuy nhiên, sau khi thay ảnh chưa được bao lâu, kênh này nhận được nhiều c-h-ỉ t-r-í-c-h từ dư luận vì cho rằng nội dung về L. G. B. T. Q + không phù hợp với một kênh dành cho trẻ em. Trước làn sóng phản đối của dư luận, họ đã ngay lập tức đổi lại ảnh đại diện về như cũ. Động thái này làm nhiều người thuộc và ủng hộ cộng đồng L. G. B. T. Q + cảm thấy khá “nực cười” khi tạo cảm giác nhãn hàng không thực sự hiểu rõ bản chất hành động của chính mình, không thống nhất về quan điểm, đồng thời, cũng không có sự thực chất trong việc ủng hộ cộng đồng L. G. B. T. Q +.

Ngoài ra, trong tháng này, mũi nhọn của dư luận cũng hướng tới một cặp đôi nổi tiếng trên mạng xã hội – T.D và N.A.B. Cặp đôi đã từ chối tham gia các sự kiện của Tháng Tự hào vì lý do “Tập (tệp khách hàng) mà bọn mình muốn “sang tai” là những người mang mã gen normal (tạm dịch: mã gen bình thường) nên là mọi thứ nhẹ nhàng. Tháng đấy chúng mình sẽ không tham gia sự kiện gì quá là kêu gọi đâu”. Tuy nhiên hai anh chàng lại nhận quảng cáo cho một dòng sản phẩm “cầu vồng” của một nhãn hàng nổi tiếng trong Tháng Tự hào. Động thái này của cặp đôi gây dậy sóng cộng đồng mạng vì những hành động “kiếm lời” nhưng lại từ chối tham gia vào các hoạt động xã hội hướng đến cộng đồng L. G. B. T. Q +. 

451988656 891669566333437 857929225643310603 n 2

Tháng sáu kết thúc, tháng tự hào (Pride month) đi qua, đi kèm với đó là sự biến mất trong những nỗ lực khoác cầu vồng lên mình của các thương hiệu để “tỏ ra” ủng hộ cộng đồng L. G. B. T. Q +.

Rainbow Capitalism (Chủ nghĩa tư bản cầu vồng) hay Pinkwashing (Tẩy hồng) từ lâu đã trở thành những chủ đề gây tranh cãi về tính đạo đức trong việc các doanh nghiệp sử dụng hình ảnh của cộng đồng L. G. B. T. Q + để kiếm lời. Nhiều thảo luận chỉ ra, việc các nhãn hàng “tử tế” quan tâm đến cộng đồng L. G. B. T. Q + trong Tháng Tự hào rồi quay về “trạng thái bình thường” ngay sau 30/06 là điều “giả tạo” và không hề hướng tới việc giải quyết những khó khăn của cộng đồng. 

Tuy nhiên, không thể bỏ qua những nỗ lực của một số các thương hiệu trong việc chuyển trọng tâm hoạt động Tháng Tự hào sang triển khai các hoạt động thực chất nhằm ủng hộ bình đẳng giới, thể hiện sự quan tâm và đồng hành, mang lại giá trị thực cho cộng đồng L. G. B. T. Q +. Các thương hiệu đã truyền tải thông điệp ủng hộ bình đẳng một cách rõ ràng, đồng thời công khai số tiền quyên góp cho các tổ chức từ thiện L. G. B. T. Q + hoặc thông báo doanh thu từ việc bán sản phẩm được dùng để hỗ trợ cộng đồng. Tiêu biểu như cam kết đầu tư vào các tổ chức phi lợi nhuận hỗ trợ cộng đồng L. G. B. T. Q + của Converse, khi đồng hành cùng It Gets Better Project, Ali Forney Center và BAGLY; Apple cam kết tiếp tục hỗ trợ các tổ chức ủng hộ L. G. B. T. Q +, bao gồm ILGA World và Human Rights Campaign…

Xu hướng “lùi lại” và “thực chất” của các nhãn hàng vào năm 2024 có thể là một tín hiệu tích cực của việc công chúng đã không còn mù quáng tin vào những chiêu trò “mượn danh” cộng đồng. Họ đã nhìn nhận, thậm chí phản bác những điều có thể gây hại cho cộng đồng cho dù đó là nhãn hàng, thương hiệu lớn hoặc thậm chí là những cá nhân nổi tiếng. 

Nhà Nhiều Cột mong rằng các độc giả sẽ luôn tỉnh táo để ủng hộ đúng người đúng chỗ, hãy cho chúng mình biết thêm về suy nghĩ của các bạn về chủ đề ngày hôm nhé! 

Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Oldest
Newest Most Voted
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả các bình luận