Hiếp dâm trong hôn nhân

Nhà Nhiều Cột

Nhà Nhiều Cột

Chiến dịch #NhàNhiềuCột nhằm thay đổi nhận thức và hành vi của người trẻ đối với các định kiến giới và thay đổi các sản phẩm quảng cáo nhằm hướng tới mục tiêu bình đẳng giới.
hiếp dâm trong hôn nhân

Thuật ngữ hiếp dâm trong hôn nhân (Marital Rape) nghe có vẻ xa lạ đối với nhiều người. Bởi, vẫn có một lầm tưởng vô cùng phổ biến và tai hại là nếu bạn đã kết hôn, tình dục là nghĩa vụ, là sự đồng thuận triệt để và không ngoại lệ. Tại sao quan niệm này lại là một lầm tưởng, mời các bạn cùng tìm hiểu những thông tin dưới đây cùng Nhà Nhiều Cột nhé! 

NHỮNG CON SỐ BIẾT NÓI

  • Khoảng 10-14% phụ nữ Mỹ đã kết hôn từng bị chồng cưỡng hiếp
  • 30% phụ nữ Canada đã từng bị tấn công tình dục bởi bạn tình hoặc chồng
  • Trong bối cảnh Covid, tại Ấn Độ, 12% phụ nữ trẻ đã kết hôn thường xuyên bị ép buộc quan hệ tình dục không mong muốn; 32% phải trải qua một cách không thường xuyên
  • 20% phụ nữ mang thai ngoài ý muốn do bị hãm hiếp bởi chồng hoặc bạn tình, 15% mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục, bên cạnh đó là những ảnh hưởng tâm lý như rối loạn căng thẳng hậu sang chấn (PTSD) và bệnh trầm cảm 
  • Tỷ lệ hiếp dâm trong hôn nhân phổ biến gấp 4 lần các vụ án hiếp dâm mà thủ phạm là người lạ
  • 36 quốc gia trên thế giới vẫn chưa hình sự hóa tội hiếp dâm trong hôn nhân 
Marital rape laws by country.svg
Những con số biết nói

HIẾP DÂM TRONG HÔN NHÂN LÀ GÌ?

Hiếp dâm trong hôn nhân (Marital Rape) là thuật ngữ dùng để chỉ hành vi quan hệ tình dục với người phối ngẫu (vợ/chồng) mà không có sự đồng ý của người đó.

Nạn nhân của hiếp dâm trong hôn nhân thường là phụ nữ, nhưng không loại trừ nạn nhân là nam giới trong mối quan hệ dị tính và sự gia tăng của nạn hiếp dâm trong hôn nhân đồng tính những năm gần đây. 

Mặc dù việc một người đàn ông ép buộc một người phụ nữ không phải là vợ mình quan hệ tình dục luôn là bất hợp pháp, nhưng mãi cho đến gần đây mới gia tăng sự công nhận việc người chồng ép buộc vợ mình quan hệ tình dục cũng là hành vi vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, ở nhiều quốc gia, hiếp dâm trong hôn nhân hoặc vẫn nằm ngoài luật hình sự, hoặc là bất hợp pháp nhưng được dung thứ rộng rãi. Luật pháp hiếm khi được thực thi, do các yếu tố từ sự miễn cưỡng của chính quyền để theo đuổi tội phạm, cho đến sự thiếu hiểu biết công khai rằng quan hệ tình dục trong hôn nhân mà không có sự đồng thuận là bất hợp pháp.

What to Do if Youre Raped on a Date 1 1
Nạn nhân của hiếp dâm trong hôn nhân thường là phụ nữ,
nhưng không loại trừ nạn nhân là nam giới trong mối quan hệ dị tính và sự gia tăng của nạn hiếp dâm trong hôn nhân đồng tính những năm gần đây.

PHỤ NỮ LÀ ĐỐI TƯỢNG CHỦ YẾU PHẢI ĐỐI DIỆN VỚI VIỆC BỊ HIẾP DÂM TRONG HÔN NHÂN 

Là do những tầng sâu văn hóa (ảnh hướng của các học thuyết tôn giáo và hệ thống chính trị-xã hội) đã và đang chi phối xã hội vẫn ưu tiên vị thế vượt trội của người đàn ông và coi thường phụ nữ, ví dụ như: 

  • Thông luật của Anh (được lan rộng sau quá trình xâm chiếm thuộc địa) cho rằng hợp đồng hôn nhân bao gồm “quyền quan hệ tình dục” của người chồng — người vợ luôn đồng ý bằng cách giao kết hợp đồng
  • Ảnh hưởng của chế độ phụ quyền và chủ nghĩa gia trưởng – sự phân tầng xã hội theo giới tính, hay là một thể chế mà nam giới nắm quyền lực còn phụ nữ phải chịu sự lệ thuộc và bị kiểm soát bởi nam giới
  • Lợi ích của công chúng trong việc thúc đẩy quyền riêng tư và hòa hợp trong các mối quan hệ hôn nhân, điều này không khuyến khích nhà nước can thiệp vào các mối quan hệ. 

Năm 1736, trong Lịch sử các cuộc hoan lạc của vương miện (History of the Pleas of the Crown), Chánh án Anh Quốc Matthew Hale đã viết: “Người chồng không thể phạm tội hiếp dâm đối với người vợ hợp pháp của anh ấy vì sự đồng ý của hai bên trong hôn nhân và thỏa thuận của người vợ về việc dâng cơ thể mình cho người chồng, thỏa thuận mà cô ấy không thể rút lại”. Tuyên bố này thiết lập quan niệm rằng, một khi đã kết hôn, người phụ nữ không có quyền được từ chối quan hệ tình dục. Tình dục được xem là bổn phận, nghĩa vụ của một phụ nữ đối với chồng, triệt để và không ngoại lệ. Lý luận này được chấp nhận rộng rãi và không bị thách thức ở hầu hết các nước phương Tây cho tới những năm 1970, dưới ảnh hưởng của làn sóng nữ quyền thứ hai, các nhóm quyền phụ nữ đã khởi xướng phong trào chống hiếp dâm dẫn đến sự thừa nhận quyền tự quyết của người phụ nữ (tức là kiểm soát) mọi vấn đề liên quan đến cơ thể của cô ấy và rút lại sự miễn trừ hoặc bảo vệ hiếp dâm trong hôn nhân (Bidwell & White, 1986; Finkelhor & Yllo, 1985).

Anh 4
Phụ nữ là đối tượng chủ yếu phải đối diện với việc bị hiếp dâm trong hôn nhân

“ĐÃ LÀ VỢ CHỒNG RỒI THÌ SAO LẠI PHẠM TỘI HIẾP DÂM?”

Tình dục là một yếu tố quan trọng để duy trì mối quan hệ vợ chồng. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là kết hôn là bạn được tự do yêu cầu người bạn đời “phục vụ” nhu cầu tình dục của mình bất cứ khi nào bạn muốn. Kết hôn cũng không có nghĩa là bạn bắt buộc phải “đáp ứng” bất cứ khi nào bạn đời yêu cầu. Nên nhớ, hôn nhân không phải là nơi bạn trở thành tài sản của ai đó. Người duy nhất có quyền quyết định đối với cơ thể bạn là chính bạn. Đó không phải đặc quyền dành cho một giới tính cụ thể nào. Đó là quyền con người. Và khi bị hiếp dâm, quyền con người bị phủ định vì thủ phạm đã hạ thấp nạn nhân xuống thành công cụ để thoả mãn cái tôi của mình.

Nếu có một người nào đó biện minh cho tội hiếp dâm trong hôn nhân thì lý luận của người đó có thể được diễn giải như sau: “Đó không phải là hiếp dâm, bởi vì chúng tôi đã kết hôn, cô ấy/anh ấy đã từ bỏ quyền để nói không của mình từ lúc chúng tôi bước vào lễ đường”. Như vậy, giấy đăng ký kết hôn có khác gì “giấy phép hiếp dâm” giúp đối tượng trốn tránh mọi khả năng bị truy tố? 

ANH 5
Khi bị hiếp dâm, quyền con người bị phủ định vì thủ phạm đã hạ thấp nạn nhân xuống thành công cụ để thoả mãn cái tôi của mình.

QUAN HỆ TÌNH DỤC KHÔNG CÓ SỰ ĐỒNG THUẬN CHÍNH LÀ HIẾP DÂM

Hiếp dâm trong hôn nhân vẫn được coi là một tội nhẹ hơn so với các hình thức khác của hiếp dâm, hoặc thậm chí được nhìn nhận là một tội hiếp dâm “không thực chất”. Điều đáng buồn là vẫn tồn tại câu hỏi “phụ nữ sau khi kết hôn có được tự quyết đối với cơ thể họ hay không?”. Cần nhớ rằng, phụ nữ dù kết hôn hay không họ vẫn là con người, và con người có toàn quyền quyết định đối với cơ thể của mình. Trọng tâm của vấn đề phải là: Nếu là quan hệ tình dục không có sự đồng thuận, đó chính là hiếp dâm. Không nên có bất kỳ sự phân biệt pháp lý nào giữa hiếp dâm trong hôn nhân và các hình thức hiếp dâm khác. 

Luật pháp không công nhận về tội hiếp dâm trong hôn nhân là một lỗ hổng nghiêm trọng ngó lơ những trải nghiệm đau đớn của nạn nhân trong các mối quan hệ lạm dụng. Kể từ Tuyên bố về Bạo lực đối với Phụ nữ (1993) và Hội nghị Thế giới lần thứ tư về Phụ nữ tại Bắc Kinh (1995), nhiều quốc gia đã ban hành luật để hình sự hóa các hình thức bạo lực gia đình đối với phụ nữ, bao gồm cả hiếp dâm trong hôn nhân, để bảo vệ quyền và sự an toàn của phụ nữ. Theo UN Women, cho tới năm 2011, có 52 quốc gia đã sửa đổi luật pháp của họ để dứt khoát biến việc hiếp dâm trong hôn nhân thành một tội hình sự. Và việc tạo ra một môi trường pháp lý như vậy không ngăn chặn tất cả các vụ hành hung, nhưng chúng góp phần tạo nên một nền văn hóa, nhìn ở bình diện, mà bạo lực tình dục trở thành hành vi không thể chấp nhận được cũng như góp phần thay đổi nhận thức của xã hội về quyền phụ nữ. 

Anh 6
Nếu là quan hệ tình dục không có sự đồng thuận, đó chính là hiếp dâm.

Ở VIỆT NAM, LUẬT PHÁP CÓ BẢO VỆ NẠN NHÂN BỊ HIẾP DÂM TRONG HÔN NHÂN KHÔNG?

Khoản 1 Điều 141 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 đã định nghĩa rõ ràng về Tội hiếp dâm như sau: “Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân”

Tội danh này không quy định chủ thể đặc biệt, không loại trừ trường hợp chủ thể là vợ/chồng. Bởi vậy, một người đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự, có năng lực hành vi dân sự mà thực hiện hành vi như trên thì sẽ bị xử lý hình sự về tội hiếp dâm. Hay nói cách khác, nếu chồng/vợ ép buộc vợ/chồng của mình quan hệ tình dục trái ý muốn thì nếu có đủ yếu tố cấu thành tội phạm và tùy vào mức độ vụ việc, người này có thể phải ngồi tù với khung hình phạt cao nhất là tù chung thân và nhẹ nhất là 02 năm tù. 

Tuy nhiên, thực tiễn ở một số địa phương cũng như phản ánh của các kênh thông tin, truyền thông cho thấy, tình trạng xâm hại tình dục trong quan hệ hôn nhân xảy ra ngày càng nhiều và ít khi bị tố cáo, đặc biệt là ở vùng nông thôn, vùng dân tộc thiểu số. Nhiều người vẫn cho rằng, kể cả tình dục không có sự đồng thuận trong hôn nhân thì vẫn là chuyện “trong nhà” và không khuyến khích sự can thiệp của cộng đồng và nhà nước. Hoặc, nếu có thực sự xảy ra việc xâm hại tình dục trong hôn nhân thì đây là vấn đề của bạo lực gia đình chứ không phải tội phạm hình sự.

Anh 7
“Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc
thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân”

Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả các bình luận

Các bài khác cùng chủ đề

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit. Ut elit tellus, luctus nec ullamcorper mattis, pulvinar dapibus leo.

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit. Ut elit tellus, luctus nec ullamcorper mattis, pulvinar dapibus leo.

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit. Ut elit tellus, luctus nec ullamcorper mattis, pulvinar dapibus leo.

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit. Ut elit tellus, luctus nec ullamcorper mattis, pulvinar dapibus leo.

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit. Ut elit tellus, luctus nec ullamcorper mattis, pulvinar dapibus leo.

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit. Ut elit tellus, luctus nec ullamcorper mattis, pulvinar dapibus leo.

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit. Ut elit tellus, luctus nec ullamcorper mattis, pulvinar dapibus leo.

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit. Ut elit tellus, luctus nec ullamcorper mattis, pulvinar dapibus leo.

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit. Ut elit tellus, luctus nec ullamcorper mattis, pulvinar dapibus leo.