Nam tính và Nữ tính – Định nghĩa lại qua văn hóa “DRAG”

Picture of Nhà Nhiều Cột

Nhà Nhiều Cột

Chiến dịch #NhàNhiềuCột nhằm thay đổi nhận thức và hành vi của người trẻ đối với các định kiến giới và thay đổi các sản phẩm quảng cáo nhằm hướng tới mục tiêu bình đẳng giới.
Nam tính có phải tính từ dành riêng cho đàn ông? Và ngược lại, chỉ có phụ nữ mới được phép nữ tính? Đã bao giờ chúng ta nghĩ đến những điều ngược lại, khi phụ nữ có những sở thích đầy nam tính hay nam giới muốn hóa trang giống nữ giới chưa? Trong bài viết này Nhà Nhiều Cột muốn giới thiệu đến mọi người cùng khái niệm "Drag King", “Drag Queen”, hãy cùng nhau định nghĩa lại về sự nam tính và nữ tính nhé!

Nam tính có phải tính từ dành riêng cho đàn ông? Và ngược lại, chỉ có phụ nữ mới được phép nữ tính? Đã bao giờ chúng ta nghĩ đến những điều ngược lại, khi phụ nữ có những sở thích đầy nam tính hay nam giới muốn hóa trang giống nữ giới chưa? Trong bài viết này Nhà Nhiều Cột muốn giới thiệu đến mọi người cùng khái niệm “Drag King”, “Drag Queen”, hãy cùng nhau định nghĩa lại về sự nam tính và nữ tính nhé! 

136825794 183470056852855 7825849602334091755 o 1
Văn hóa Drag – Định nghĩa lại về sự nam tính và nữ tính

Lịch sử và khái niệm “Drag”

Drag King hay Drag Queen là thuật ngữ miêu tả những người ăn mặc hoán giới, đi kèm theo đó là lối trang điểm dày, đậm. Drag được xem là một môn nghệ thuật hóa trang và cũng là một nét văn hóa độc đáo hoàn toàn vô hại và lành mạnh, bắt nguồn từ thế giới kịch diễn của Anh Quốc. Tuy nhiên, hiện nay một bộ phận lớn trong xã hội của chúng ta đang có quan niệm sai lầm rằng Drag King/Drag Queen là những người có xu hướng tính dục “sai lệch” hay giới tính “không bình thường”. Nhưng thực chất, ở thời điểm văn hóa Drag ra đời, Shakespeare thường hay ghi chú lại trong kịch bản của mình cho các diễn viên là “enter DRessed As Girl”, ám chỉ các diễn viên nam sẽ mặc đồ nữ (dressed as girl) tiến vào sân khấu (enter). Lý do là vì thời điểm đó tôn giáo cấm nữ giới tham gia vào rất nhiều hoạt động giải trí và xã hội, bao gồm cả diễn kịch, và các nghệ sĩ là “trai thẳng” vẫn thực hiện điều này hoàn toàn bình thường. Do đó, bất kỳ ai cũng có thể trở thành một Drag King/Drag Queen mà không liên quan đến xu hướng tình dục của họ. Nói cách khác, một người là trai thẳng vẫn có thể hóa trang như Drag King và bất kỳ người phụ nữ nào cũng có thể trở thành Drag Queen đơn giản là vì sở thích của bản thân.

nghệ thuật, hóa trang, văn hóa
Drag được xem là một môn nghệ thuật hóa trang và cũng là một nét văn hóa độc đáo
(Ảnh: allthatsinteresting.com)

Những đình kiến đang tồn tại về sự nam tính, nữ tính

Sở dĩ những định kiến và quan niệm sai lầm này tồn tại là do những mặc định về tiêu chuẩn nam tính/nữ tính trong xã hội của chúng ta. “Nam tính” đồng nghĩa với mạnh mẽ, quyết đoán, còn nữ tính là sự dịu dàng, nhẹ nhàng,… Hậu quả của những mặc định này không chỉ tạo ra sự áp đặt trong cách nuôi dạy và phát triển tính cách của trẻ em từ nhỏ, mà còn khiến nhiều người không được sống đúng với tính cách, sở thích của bản thân vì sức ép từ những người xung quanh. Từ đó cũng tạo áp lực ngăn cản mỗi người thể hiện đúng cá tính riêng của mình. Hãy dịu dàng, nhẹ nhàng và ấm áp nếu bạn muốn kể cả khi là đàn ông, và không gì cấm bạn trở nên quyết liệt, mạnh mẽ khi là phụ nữ.

tiêu chuẩn, nam tính, nữ tính
Những tiêu chuẩn nam tính/nữ tính khiến nhiều người không được sống đúng với tính cách, sở thích của bản thân (Ảnh: theguardian.com)

Kết luận

Hãy là chính bản thân chúng ta, giới tính không phải và không nên là yếu tố quyết định và đóng khung cá tính của mỗi con người. Và hơn tất cả, hãy nhìn nhận khách quan về sự “nam tính”, “nữ tính” và tôn trọng tính cách của những người xung quanh bất kể giới tính của họ là gì.

Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Oldest
Newest Most Voted
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả các bình luận

Các bài khác cùng chủ đề