10 sự kiện nhạy cảm giới nổi bật năm 2020 (Phần 1)

Nhà Nhiều Cột

Nhà Nhiều Cột

Chiến dịch #NhàNhiềuCột nhằm thay đổi nhận thức và hành vi của người trẻ đối với các định kiến giới và thay đổi các sản phẩm quảng cáo nhằm hướng tới mục tiêu bình đẳng giới.
Năm 2020 thật sự là một năm nhiều biến động với vô số những sự kiện giới khiến chúng ta trải qua đủ mọi cung bậc cảm xúc khó quên. Chính vì thế, một cái điểm lại càng trở nên quan trọng, để biết chúng ta đã trải qua những gì, đang ở đâu và phải tiếp tục những điều gì sau đây. Trên phương diện là một dự án thúc đẩy bình đẳng giới, Nhà Nhiều Cột cũng hưởng ứng xu hướng này với một list 10 sự kiện có chứa yếu tố nhạy cảm giới để chúng ta cùng nhìn lại những câu chuyện nổi bật trong năm qua.

Năm 2020 thật sự là một năm nhiều biến động với vô số những sự kiện giới khiến chúng ta trải qua đủ mọi cung bậc cảm xúc khó quên. Chính vì thế, một cái điểm lại càng trở nên quan trọng, để biết chúng ta đã trải qua những gì, đang ở đâu và phải tiếp tục những điều gì sau đây. Trên phương diện là một dự án thúc đẩy bình đẳng giới, Nhà Nhiều Cột cũng hưởng ứng xu hướng này với một list 10 sự kiện có chứa yếu tố nhạy cảm giới để chúng ta cùng nhìn lại những câu chuyện nổi bật trong năm qua. 

Nam giới chủ động phòng tránh thai – từ câu chuyện của ca sĩ Hoàng Bách

Sau khi Hoàng Bách đăng tải hình ảnh thông báo đi triệt sản trên trang cá nhân ngày 17/2, nhiều người không khỏi bất ngờ và xúc động trước nỗi lo vợ phải chịu nhiều đau đớn khi sinh con của nam ca sĩ. Song, câu chuyện triệt sản của Hoàng Bách cũng trở thành đề tài gây nhiều tranh cãi trên mạng xã hội.

Những thắc mắc chủ yếu vẫn xoay quanh câu hỏi “Triệt sản có làm mất ham muốn tình dục không?” “có làm giảm khả năng chăn gối không?” “có thể có con trở lại hay không?”. Hoặc thậm chí có nhiều bình luận đùa cợt thiếu hiểu biết như “Triệt vậy để ngoại tình không bị con rơi” “Triệt vậy để vợ sau này dính bầu là biết ngoại tình”…

Chia sẻ về những ồn ào xoay quanh quyết định của hai vợ chồng, Thanh Thảo (vợ ca sĩ Hoàng Bách) đã dẫn thông tin từ bác sĩ chuyên môn: “Đàn ông triệt sản thắt ống dẫn tinh hay cắt ống dẫn tinh. Vết mổ chỉ 1 cm cho mỗi bên, là phương pháp đơn giản và an toàn, không hề ảnh hưởng đến nhu cầu sinh lý. Còn nếu muốn tiếp tục có con thì nối lại, khả năng vẫn có con bình thường. Phụ nữ triệt sản sẽ rất nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ và nhu cầu sinh lý. Nếu mổ cắt thì coi như mất luôn cơ hội có con nếu muốn, chưa kể nội tiết tố thay đổi có thể ảnh hưởng đến nhu cầu sinh lý. Tất cả các phương pháp ngừa thai đều có ảnh hưởng đến nội tiết tố của phụ nữ như nám da, mập lên hoặc ốm đi…”.

Còn Hoàng Bách cho rằng việc làm của mình chưa là gì so với sự hy sinh, vất vả của vợ. Anh nhắn nhủ cánh đàn ông: “Có nhiều điều chúng ta coi là rất bình thường, là đương nhiên, như việc sinh sản của phụ nữ. Nhưng nếu đã một lần ở trong phòng sinh cùng vợ, chỉ một lần thôi, chứng kiến giây phút đau đớn đến tận cùng, nguy hiểm đến tận cùng ấy của người phụ nữ để ban tặng cho ta một đứa con… bạn sẽ thấy những điều tôi làm là quá nhỏ bé. Hãy ghé vai vào và nhận lấy trách nhiệm, đừng sợ hãi nữa.” 

Hoàng Bách còn thẳng thắn rằng, cũng chính qua luồng tư tưởng có xu hướng “trọng nam khinh nữ” trong việc kế hoạch hóa gia đình, anh “càng quyết tâm làm hơn, không thể chuyện gì liên quan đến sinh sản cũng để vợ gánh hết được”. 

Triệt sản có thể vẫn là chủ đề gây ái ngại đối với nhiều người, đặc biệt là cánh đàn ông. Nhưng từ câu chuyện của gia đình Hoàng Bách, chúng ta đều nhận thấy một điều rõ ràng hơn hết, hạnh phúc gia đình không thể bị ảnh hưởng bởi những tác động, phán xét bên ngoài nếu hai vợ chồng thành thật với nhau và sẵn sàng san sẻ những trách nhiệm trong hôn nhân.

giới
Ca sĩ Hoàng Bách đăng tải hình ảnh thông báo đi triệt sản trên trang cá nhân (Ảnh: https://kenh14cdn.com)

Chính phủ khuyến khích nam nữ kết hôn trước 30 tuổi 

Quyết định 588 của Thủ tướng phê duyệt “Chương trình điều chỉnh mức sinh phù hợp các vùng, đối tượng đến năm 2030” trong đó có nội dung khuyến khích nam nữ kết hôn trước 30 tuổi, phụ nữ sinh con thứ hai trước tuổi 35 đã nhận được sự quan tâm lớn của cộng đồng mạng. 

Hầu hết, mọi người đều ý thức được rằng mục đích của quyết định này nhằm duy trì tỷ suất sinh ổn định, đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước cũng như hiểu rõ lợi ích của việc kết hôn và sinh con ở độ tuổi phù hợp nhất dựa trên phương diện sinh học. 

Song, trên các diễn đàn mạng xã hội, bên cạnh những bình luận tếu táo, đã có nhiều người để lại những bình luận phản ánh thực tế, đồng thời lý giải nguyên do giới trẻ ngày càng “sợ” kết hôn. Phụ nữ gặp trở ngại bởi áp lực sinh nở, những hạn chế về cơ hội việc làm và thăng tiến, nỗi lo xoay quanh việc nuôi dạy con cái, hoặc ảnh hưởng từ những câu chuyện đổ vỡ xung quanh… Trong khi đó, định kiến “đàn ông xây nhà”, là đàn ông phải có công danh sự nghiệp và trở thành trụ cột gia đình vững chắc cho vợ con khiến nam giới phải đối mặt với áp lực tài chính nặng nề, khó tìm kiếm sự chia sẻ và cảm thấy hôn nhân ngột ngạt. Điều này cho chúng ta thấy, nam giới và nữ giới đều có những mối lo ngại khác nhau khi bàn đến chuyện kết hôn. Áp lực chủ yếu vẫn đến từ những định kiến giới về việc phân chia vai trò trong gia đình. Kết quả, giới trẻ cảm thấy hôn nhân là nơi phân định rạch ròi những trách nhiệm một cách thiếu sẻ chia và cảm thông, nơi họ sẽ đánh mất tự do và chỉ còn lại những ràng buộc bí bách.

Mặt khác, những bàn luận sôi nổi xoay quanh việc “Liệu cứ phải kết hôn trước 30 tuổi?” “Phụ nữ quyết định không sinh con có phải là ích kỷ, vô trách nhiệm?” “Giới trẻ ưu tiên sống chung thay vì tiến tới hôn nhân có phải là do tâm lý e dè, sợ ràng buộc trách nhiệm?” hay yêu cầu “Nâng các khoản phí thu và mức thuế đối với những người không kết hôn”… cho thấy còn nhiều vấn đề phải giải quyết ở bài toán kết hôn và sinh nở mà khởi nguồn vẫn là những áp lực từ định kiến giới. 

02
Chính phủ khuyến khích nam nữ kết hôn trước 30 tuổi (Ảnh: muabannhadatcanho.net)

Lynk Lee bị miệt thị cơ thể 

“Quái thai” “Tởm lợm” “Đang đực chuyển sang cái?” “Thằng này thích chơi lỗ hậu à” “Chẳng kỳ thị gì đâu nhưng mà thấy rùng mình”… Đây đều là những bình luận miệt thị cơ thể, tấn công tình dục trực tuyến nhắm vào Lynk Lee nói riêng và cộng đồng LGBTQ+ nói chung sau khi Lynk Lee chia sẻ hình ảnh bản thân đã chuyển giới thành công. 

Dù Lynk Lee không phải người nổi tiếng đầu tiên công khai chuyển giới tại Việt Nam, dù những kiến thức khoa học về xu hướng tính dục đều đã có thể dễ dàng tìm thấy trên internet nhưng nhiều người vẫn thể hiện sự phiến diện và thiếu hiểu biết thông qua hành vi kỳ thị giới tính của mình. 

Nhiều người nổi tiếng cũng như công chúng đã lên tiếng bảo vệ Lynk Lee, và cho đến nay những tranh cãi đã lắng xuống. Nhưng sau này thì sao? Khi một người công khai sống thật với bản thân và điều đó đồng nghĩa với việc họ bị miệt thị, coi thường là “lẽ đương nhiên”?  

Hơn hết, các sự việc tương tự câu chuyện của Lynk Lee nhắc nhớ chúng ta rằng, mọi nỗ lực nâng cao hiểu biết về bình đẳng giới chưa bao giờ là thừa thãi hay “đòi quyền thượng đẳng”. Bởi xã hội còn định kiến, và còn vô số những người tự cho bản thân quyền mặc sức thóa mạ người khác khi họ tư duy và hành xử khác mình. 

giới, miệt thị, cơ thể
Những bình luận miệt thị cơ thể, tấn công tình dục trực tuyến nhắm vào Lynk Lee nói riêng và cộng đồng LGBTQ+ nói chung (Ảnh: sohanews.sohacdn.com)

Thế nào là “Phụ nữ thuần chủng”? 

“Dù gì cũng là một nam nhân chuyển giới thành nữ mà cứ ngồi sóng truyền hình chỉ bảo phụ nữ thuần chủng cách để giữ đàn ông, chinh phục trai là hơi sai và xa giới hạn!” Đó là nội dung bài đăng được cho là mang tính miệt thị Hương Giang Idol của một nam MC truyền hình. 

Chưa bàn đến nội dung những lời “cố vấn” của Hương Giang trên truyền hình ra sao. Mấu chốt của vấn đề đó là, nam MC đã cho thấy rõ ràng thái độ kỳ thị người chuyển giới (transphobic) của mình: dù một người đã chuyển giới thành công, họ vẫn là một cá nhân biệt lập và “lệch chuẩn”. Đó là lý do khiến chia sẻ của nam MC nhận về vô số những chỉ trích. 

Cố ý gọi sai giới (misgender), réo tên cũ của người chuyển giới (deadname), miệt thị cơ thể và tấn công tình dục trực tuyến là hiện tượng phổ biến khi một cá nhân chỉ trích người chuyển giới. Xét trên góc độ cá nhân, việc yêu ghét một người chỉ nên dựa vào tích cách của họ thay vì giới tính. Nhưng với tư cách là một người làm truyền thông, nam MC càng không nên thể hiện quan điểm có nhạy cảm giới. 

Phân biệt rạch ròi “Phụ nữ chuyển giới” và “Phụ nữ thuần chủng” là vô cùng phiến diện. Nhiều quan điểm với luận điệu “Phụ nữ chuyển giới” không “thuần chủng” vì họ đã can thiệp các kỹ thuật nhân tạo chứ không phải bởi tự nhiên. Nhưng một điều quan trọng và nhất quán: tự nhiên chính là bất kể điều gì cũng có thể xảy ra. 

04 1
Nam MC đã thể hiện rõ ràng thái độ kỳ thị người chuyển giới (transphobic) của mình và nhận về vô số chỉ trích (Ảnh: us.eva.vn)

Quán quân nữ “Đường lên đỉnh Olympia” bị chê trách thái độ 

Sau trận chung kết “Đường lên đỉnh Olympia” năm thứ 20, Nguyễn Thị Thu Hằng – quán quân của chương trình đáng lẽ phải là người hạnh phúc nhất không chỉ vì bản thân đã dành được danh hiệu cao quý mà còn bởi Hằng là cô gái đầu tiên bước lên bục vinh quang sau 9 năm chờ đợi. Nhưng mọi chuyện xoay chiều chỉ vì một khoảnh khắc: Hằng ăn mừng một cách “thiếu nữ tính” trên sóng truyền hình. Một cuộc tranh cãi lớn nổ ra trên mạng xã hội. 

Nhiều người cho rằng, Thu Hằng đã bộc lộ cảm xúc một cách tự tin thái quá, thiếu tinh tế và thiếu tôn trọng đối thủ. Nhiều ý kiến cũng khuyên nhủ Hằng nên cẩn trọng hơn trong cách ứng xử của mình, đặc biệt là khi đang trên sóng truyền hình có sự chứng kiến của hàng triệu khán giả. Song song đó, đã có rất nhiều người bênh vực và cho rằng những bình luận chỉ trích Hằng mang nặng định kiến giới. Nếu là một bạn nam – thay vì một cô gái như Hằng – thể hiện cảm xúc một cách máu lửa, nhiệt huyết sẽ là điều hợp lý và dễ chấp nhận đối với đa số mọi người. 

Diệp Chi – MC của chương trình sau đó cũng đã chia sẻ quan điểm bảo vệ Thu Hằng: “Đến với Olympia, chắc chẳng bạn nào chuẩn bị trước các tình huống, kiểu như nếu ghi điểm thì ăn mừng ra sao, bạn mình thắng thì chúc mừng thế nào, hay lỡ vô địch rồi mà bạn vẫn còn trả lời thì ta nên cư xử làm sao cho nhã nhặn. Tất cả đều là bộc phát, bản năng, là hồn nhiên, vô tư hết. Mười bảy tuổi thôi mà…”. Nữ MC cũng thẳng thắn rằng chính bởi sự quyết đoán, mạnh mẽ, bộc phát và bản năng đó đã làm nên chiến thắng thuyết phục của Thu Hằng; và việc người trẻ thành thật với cảm xúc của mình như vậy là đáng để khuyến khích thay vì chỉ trích hay đánh giá. 

05
Quán quân nữ “Đường lên đỉnh Olympia” bị chê trách thái độ (Ảnh: media.vinh24h.vn)

Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả các bình luận

Các bài khác cùng chủ đề

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit. Ut elit tellus, luctus nec ullamcorper mattis, pulvinar dapibus leo.

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit. Ut elit tellus, luctus nec ullamcorper mattis, pulvinar dapibus leo.

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit. Ut elit tellus, luctus nec ullamcorper mattis, pulvinar dapibus leo.

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit. Ut elit tellus, luctus nec ullamcorper mattis, pulvinar dapibus leo.

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit. Ut elit tellus, luctus nec ullamcorper mattis, pulvinar dapibus leo.

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit. Ut elit tellus, luctus nec ullamcorper mattis, pulvinar dapibus leo.

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit. Ut elit tellus, luctus nec ullamcorper mattis, pulvinar dapibus leo.

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit. Ut elit tellus, luctus nec ullamcorper mattis, pulvinar dapibus leo.

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit. Ut elit tellus, luctus nec ullamcorper mattis, pulvinar dapibus leo.