fbpx

Đằng sau sự hào nhoáng của phong trào Girlboss

“Là một ‘bà chủ’ (girlboss), thời gian của chúng ta chỉ dành cho ba thứ tất yếu: làm việc, ngủ và kiếm tiền.” 

Không khó để ta gặp những khẩu hiệu, lời chia sẻ hay những tấm ảnh, video ngắn hào nhoáng trên Instagram và về sự tuyệt vời trong cuộc sống của những “bà chủ”. Đặt nền móng thúc đẳng bình đẳng ở nơi công sở và chứng minh năng lực và uy quyền của nữ giới ngang bằng và không kém cạnh đàn ông, tuy nhiên, phong trào này lại ẩn chứa nhiều mặt trái và tác động tiêu cực lên phong trào đối tran bình đẳng giới nói chung. Hãy cùng Nhà Nhiều Cột tìm hiểu sâu hơn những góc khuất mà văn hóa “bà chủ” này mang lại nhé! 

NGUỒN GỐC CỦA PHONG TRÀO GIRLBOSS

1 3

Năm 2014, thuật ngữ “girlboss” lần đầu được nhắc tới và truyền cảm hứng bởi Sophia Amoruso – CEO của Nasty Gal, một nhãn hàng thời trang nổi tiếng toàn cầu. Không chỉ là tác giả của cuốn sách kinh doanh kết hợp hồi ký nổi tiếng “Girlboss”, cuộc đời của bà còn được ghi lại qua bộ phim cùng tên trên Netflix. 

“Girl boss” hay “Bà chủ”, theo Sophia định nghĩa, là danh từ dùng để miêu những nhà lãnh đạo nữ thành công trong một thế giới kinh doanh bị thống trị bởi đàn ông. Hơn hết, có còn trở thành một “khuôn mẫu lý tưởng” để chứng minh tài năng và quyền lực của nữ giới không kém cạnh bất cứ ai. Càng uy quyền, tự tin, mạnh mẽ và cống hiến hết mình cho công việc, phụ nữ càng khẳng định quyền được lên tiếng và ngang bằng vai vế với nam giới.

The fake richard mille watches rm 035 is a featherweight marvel, crafted from advanced materials like carbon and titanium, ensuring both durability and unmatched lightness.

Tiếp tục thúc đẩy phong trào trên là Sheryl Sandberg, nữ giám đốc điều hành đầu tiên của Facebook và tác giả cuốn sách “Lean in” (Dấn thân). Với những thành công đáng kể trong vị trí một lãnh đạo cấp cao, đồng thời là một diễn giả truyền cảm hứng, Sheryl đã trở thành một hình mẫu “bà chủ” lý tưởng không chỉ riêng đối với nữ giới mà cả nam giới, những người mong muốn thúc đẩy bình đẳng giới trong công việc. Bà khẳng định rằng, số lượng phụ nữ làm lãnh đạo và nắm giữ quyền lực càng tăng lên, thì tiếng nói của họ càng mạnh hơn bao giờ hết. 

Cùng với đó, hình tượng “girlboss” xuất hiện dày đặc và thành công trên phim ảnh  thôi thúc nhiều phụ nữ trẻ nỗ lực và cố gắng trở thành một “girlboss” chính hiệu. Tuy nhiên, phong trào này thực chất cũng ẩn chứa những mặt trái, liên quan đến đặc quyền và phân biệt giới. 

“THÚC ĐẨY BÌNH ĐẲNG” HAY GẠT BỎ NHÓM BỊ LỀ HÓA

2 3

Phong trào bà chủ với mục đích chính là thúc đẩy bình đẳng và chứng minh năng lực của nữ giới lại rơi vào một cái bẫy của “đặc quyền”. Những nhà lãnh đạo nữ ủng hộ và lan tỏa văn hóa “bà chủ” kể trên hầu hết là phụ nữ da trắng, có điều kiện về mặt tài chính và có học thức. Vì vậy, những vấn đề được đề cao và lên tiếng hầu hết không phải là vấn đề của tất cả phụ nữ. Nó là vấn đề của những người sở hữu sẵn đặc quyền để có thể phát triển. Văn hóa “bà chủ” như một sự phân tán tư tưởng “lấp lánh” và hào nhoáng, quên đi những vấn đề mang tính gốc rễ mà phụ nữ đã và đang phải đối mặt hàng ngày, bao gồm nhưng không giới hạn:

– Đấu tranh cho quyền sinh sản

– Là nạn nhân của quấy rối tình dục và bạo lực gia đình

– Chịu những hậu quả nặng nề hơn dưới tác động của biến đổi khí hậu

– Đối mặt với những mẫu rập khuôn nơi làm việc và bị vật hóa

– Nạn buôn người

Phụ nữ, mỗi giờ, mỗi ngày trôi qua đều đang đối mặt với hàng ngàn vấn đề bất lợi và gây ảnh hưởng tiêu cực đến chính bản thân họ. Tuy nhiên, phong trào bà chủ lại chỉ đề cập đến những khó khăn của một nhóm có đặc quyền, đóng khung những vấn đề mang tính lịch sử và xã hội rồi quy về cá nhân, trên thực tế là đang củng cố sự bất bình đẳng thay vì mục đích ban đầu. Như Freya Rose và Tabi Jackson Gee trong cuốn “Ơn giời, de Beauvoir trả lời” đã lý luận: số lượng quyền mà bạn có, và việc thực thi chúng (hay không) bởi các tổ chức, từ các tập đoàn toàn cầu đến lực lượng cảnh sát, phụ thuộc vào nơi bạn đang sống, lượng tài sản của bạn, màu da của bạn, sức khỏe của cơ thể bạn và niềm tin tôn giáo ngự trị trong môi trường sống của bạn. Kể cả trong lĩnh vực bình đẳng giới, những tiến bộ vẫn chỉ chạm đến một nhóm được hưởng đặc quyền.

CỔ VŨ VĂN HÓA NĂNG SUẤT ĐỘC HẠI 

3 3

Trong hầu hết các phong trào thúc đẩy sự phát triển của hình tượng bà chủ, ta thấy hình ảnh người phụ nữ bận rộn, hối hả vì công việc. Đó cũng là châm ngôn chính nhào nặn nên “bà chủ” kinh doanh lý tưởng. Tuy nhiên, nó dễ chệch hướng và cổ vũ văn hóa làm việc độc hại. 

Cuốn sách “Girlboss” đã đề cập nhiều khía cạnh của sự bận rộn. Kể cả với Sophia, trở thành bà chủ cũng có nghĩa rằng bạn sẽ thành công trên mọi lĩnh vực mà bạn lựa chọn và cố gắng. Niềm vui lớn nhất của một “bà chủ” là đạt được thành công trong sự nghiệp. Họ cho rằng việc bị đánh giá thấp năng lực là sự thúc đẩy chính cho tinh thần và tiếp tục phấn đấu lâu dài để đạt được đỉnh cao của sự nghiệp và quyền lực. Bằng việc nhấn mạnh sự chênh lệch giới ở nơi làm việc dưới cấp độ cá nhân, Sandberg đã giúp những người phụ nữ có thể tự nhìn nhận họ như những nhà hoạt động xã hội mỗi khi lên tiếng cho bản thân họ. Theo The Cut, khuôn mẫu “bà chủ” đã thôi thúc các cô gái trẻ dậy từ sớm tinh mơ để đi đến phòng tập gym, luôn tìm cách lấp đầy lịch trống của mình bằng những tờ tạp chí, việc đọc sách hay podcast,… Mỗi sở thích của một “girlboss” phải mang tính chất phát triển bản thân và quý trọng thời gian. Là một bà chủ, bạn phải biết cách cống hiến hết mình với công việc, nhưng đồng thời vẫn phải cân bằng cuộc sống qua sở thích và việc tập luyện. Tóm lại, văn hóa “bà chủ” đang nói với phụ nữ rằng: để trở nên đáng giá, bạn cần phải trở nên thật bận rộn và “đa nhiệm”. Chúng ta dễ dàng chấp nhận hình ảnh những sếp nam “bụng bia”, phì phèo điếu thuốc hay có những thú vui không lành mạnh nhưng với một người sếp nữ, hình tượng đó là một sự thất bại.

Ngoài ra, văn hóa “bà chủ” còn nhấn mạnh về việc luôn đặt ra tham vọng, nhưng phải biết khiêm tốn. Nghĩa là, phụ nữ hoàn toàn có thể đạt được những đỉnh cao thành công mà họ mong muốn, tuy nhiên phải cảnh giác không được tiết lộ quá nhiều, hơn hết, là không đề cập bất cứ điều gì. 

PHÂN BIỆT GIỚI NGẦM 

4 5

Trước hết, phong trào bà chủ và những khuôn mẫu, khẩu hiệu mà nó đề cao đang ám chỉ một điều rằng: một người phụ nữ có quyền được lên tiếng là khi họ trở thành những nhà lãnh đạo. Lúc đó, họ mới được coi là có giá trị, uy quyền và xứng đáng với việc được trả lương ngang bằng với nam giới.

Văn hóa “bà chủ”, vô hình chung đã đi ngược lại với tinh thần giao thoa và bao hàm của nữ quyền: tưởng chừng như kêu gọi và thúc đẩy sự bình đẳng, nhưng thực chất, nó lại hạ thấp những người phụ nữ không có tham vọng sự nghiệp riêng hay ở nhà làm nội trợ. Điều này tạo ra một nhận định ngầm rằng phụ nữ truyền thống không có năng lực và quyền được hưởng phúc lợi hay quyền bình đẳng với nam giới. 

Tư tưởng của nữ quyền “bà chủ” (girlboss feminism) được cho là tương đồng với lý thuyết nữ quyền lựa chọn (choice feminism): tập trung vào quyền tự quyết của phụ nữ và cho rằng bất cứ hành động nào mà cô ấy thực hiện vốn dĩ đều là nữ quyền, là sự lựa chọn riêng. Nỗ lực của Sandberg khi nói về cách giải quyết những vấn đề tồn đọng mang tính hệ thống bằng việc quy về cá nhân và cho rằng “thành công là một lựa chọn” đã góp phần củng cố thêm một hình thức phân biệt: tự kì thị nữ giới (internalized misogyny). Ta có thể thấy rõ điều này qua những khẩu hiệu phổ biến trên Instagram hay Tiktok như “Tôi phải thành công”, “tôi phải kiếm được nhiều tiền”, “tôi không được nhờ cậy nam giới trong công việc”…, và nếu không tuân thủ hay sở hữu những điều đó, người phụ nữ nghiễm nhiên cho rằng mình “chưa đủ” để có thể nhận được bình đẳng. Họ coi những cá nhân không có tham vọng sự nghiệp riêng hay lựa chọn ở nhà toàn thời gian là không có ý chí phấn đấu, không có mong muốn thúc đẩy sự bình đẳng. Nhưng rõ ràng, những lựa chọn không bao giờ đơn giản là quyết định đến từ chính bản thân chúng ta. Trái lại, nó thuộc về quá trình xã hội hóa. Lựa chọn về việc cạo lông, lựa chọn về trang phục mình diện hằng ngày hay lựa chọn một cuộc sống bận rộn nhưng đảm bảo cân bằng giữa công việc – chăm sóc chồng con,… chưa bao giờ thực sự đến từ bản thân mình. Như tiểu thuyết gia Virginia Woolf từng nói” “Phụ nữ chỉ cần là bản thân mình thôi. Ừm, nhưng bản thân mình là gì?” Đó mới là câu hỏi thực sự.

Sự cực đoan mang tính phân biệt giới của văn hóa “bà chủ” còn được thể hiện ở sự thù ghét nam giới khi cho rằng đàn ông trong công việc là cẩu thả và thiếu trách nhiệm. Theo Breastpreneur, sự trao quyền cho phụ nữ “không nên được thể hiện bằng cách hạ thấp giá trị đàn ông. Hơn hết, nó phải đề cao và đẩy mạnh sự bình đẳng giới trong công việc và nơi làm. Đó là một hành động phản tác dụng.” 

Cùng lúc đó, Alexandrea Solomon – một giáo sư chuyên nghiên cứu về giới và vai trò giới nhận định: “Khi bạn nhìn kĩ vào từ ‘girlboss’, bạn sẽ nhận ra sự tồn tại của vấn đề nội hóa kì thị giới (internalized sexism). Nghiên cứu chứng minh rằng khi phụ nữ càng lớn tuổi và trở nên quyền lực, họ bị coi là ít khả ái hơn. Và bằng việc sử dụng thuật ngữ trên thể hiện mong muốn trở nên uy quyền hơn, nhưng đồng thời sợ việc mất đi dáng vẻ thân thiện, khả ái. Trong một số khía cạnh, theo như giáo sư Solomon giải thích, gán mác “girlboss” cho phép người nữ có quyền thể hiện uy lực mà không tỏ ra đe dọa hay xa lánh những người xung quanh. 

MÁNH KHÓE CỦA TƯ BẢN

5 2

“Trở thành một ‘bà chủ’ đúng hiệu”, theo phong trào định nghĩa, cũng đồng nghĩa với việc sở hữu những thứ được gán mác là giá trị, là hành động hay sở thích “có học thức” và phát triển bản thân. Hơn hết, nó nhấn mạnh với công chúng rằng họ chỉ có thể thực sự hạnh phúc nếu họ đạt được một số thứ nhất định. 

Bắt đầu từ đó, các sản phẩm liên quan đến “girlboss” như: cuốn sách self-help, mỹ phẩm, trang phục và ứng dụng điện tử,.. có khả năng hỗ trợ những người phụ nữ trẻ trên con đường trở thành một “bà chủ” bán chạy và được ủng hộ hơn bao giờ hết. 

Thêm vào đó, như đã đề cập ở phía trên, việc đơn giản hóa hệ thống nam quyền từ bấy lâu nay và cổ vũ thông điệp “Nỗ lực thì mới đạt được thành quả” hay “Bạn chưa thành công bởi vì bạn cố gắng chưa đủ” vô tình ám chỉ rằng thành công hay sự bình đẳng “là một lựa chọn”. Trong khi vấn đề về chi phí cơ hội, đặc quyền, chủng tộc, điều kiện kinh tế hay phân biệt giới vẫn đang tồn tại và là vấn đề nan giải mang tính lịch sử, văn hóa và xã hội. Khẩu hiệu trên, cùng với sự quảng bá của những công ty, thương hiệu, nhãn hàng hay gương mặt đại diện thuộc phong trào “girlboss” đã thúc đẩy lao động, phát triển thị trường tư bản – một hình thức bóc lột lao động ngầm.

Ngoài ra, phong trào kinh doanh bằng hình ảnh cá nhân (selling the self) phổ biến của các CEO nữ trong phong trào bà chủ đẩy mạnh tiêu thụ cho công ty với đối tượng khách hàng có mong muốn ủng hộ quyền bình đẳng và hình mẫu tự quyết của phụ nữ. 

Điều này tương tự với việc quy đổi quyền lực và tiền bạc trở thành thước đo của sự bình đẳng, hay sự tăng trưởng quyền lực trong hệ thống tư bản trở thành chiến thắng quan trọng nhất của nữ quyền. Tuy nhiên, đó là sự lợi dụng thông điệp thúc đẩy bình đẳng để tạo ra lợi nhuận. Theo The Vox, mô hình kinh doanh “girlboss” đóng khung sự tốt đẹp và tuyệt vời của việc thành công trong tài chính và chủ nghĩa tiêu dùng. Lời hứa ngầm được đưa ra ở đây là nếu người tiêu dùng ủng hộ và hỗ trợ những phụ nữ này thành công, điều đó có nghĩa là điều kiện làm việc tốt hơn cho phụ nữ, và cùng với đó, có thể trao quyền cho tất cả mọi người. Tuy nhiên, nhiều công ty mang tính “girlboss” trên thực tế lại có những hành động đối xử bất công, phân biệt đối với phụ nữ cùng với môi trường làm việc độc hại.

Năm 2015, Nasty Gal, công ty của Sophia, người tạo ra thuật ngữ và phong trào “bà chủ” đã bị tố sa thải nhân viên có thai một cách bất hợp pháp. Sau khi đệ trình đơn, các nhân viên đồng loạt kể về việc Nasty Gal là một môi trường độc hại như thế nào. 

Năm 2018, bê bối của Facebook trong việc xử lý hành vi can thiệp bầu cử Nga, thông tin sai lệch và rò rỉ dữ liệu người dùng, hành vi bắt nạt của Sandberg và nỗ lực làm mất uy tín của những người chỉ trích công ty đã được đưa ra ánh sáng trong một báo cáo của New York Times. 

Năm 2019, The Verge đã báo cáo về sự việc người đồng sáng lập và giám đốc điều hành Steph Korey đã bắt nạt nhân viên, công ty không tôn trọng sự đa dạng như họ đã thể hiện với truyền thông.

Năm 2020, các cựu nhân viên của The Wing cho biết không gian làm việc chung được tạo ra chỉ để trưng bày trước mắt công chúng. Thực chất,  đây là một môi trường làm việc vô cùng độc hại. Họ cũng cáo buộc rằng các nhân viên da màu ở đây đã bị ngược đãi. Người sáng lập Wing, Audrey Gelman, đã phải từ chức vào tháng 6 năm đó.

Cũng trong năm 2020, các nhân viên tại Glossier cáo buộc họ phải đối mặt với sự phân biệt đối xử từ cả công ty và khách hàng mà họ phục vụ. Họ cho biết ban lãnh đạo cấp trên chủ yếu là phụ nữ da trắng.

TÓM LẠI LÀ

6 1

Trước những mặt trái của phong trào, “girlboss” đối diện với việc bị mỉa mai và “meme-hóa” thành: “Gaslight, Gatekeep, Girlboss” – 3 chữ G gói gọn đặc tính mà giới trẻ không có thiện cảm, thậm chí là bài trừ.

Tuy nhiên, không thể phủ nhận sức lan tỏa của phong trào bà chủ trong một thời gian dài, cũng như những tác động của nó lên nhận thức, tâm lý và hành vi của nhiều phụ nữ trẻ. 

Đồng thời, phong trào cũng đã đặt ra một vấn đề cần thảo luận, đó là sự lựa chọn. Lịch sử của nữ quyền luôn đấu tranh cho quyền tự do lựa chọn của phụ nữ nói riêng và tất cả mọi người nói chung. Nữ quyền nỗ lực giành quyền bình đẳng để phụ nữ có thể đưa ra quyết định cho bản thân mình chứ không phải bởi vì hệ thống xã hội hay văn hóa bảo họ làm vậy. Phụ nữ không cần phải trở nên tham vọng, quyết đoán và có sự nghiệp lớn mới được lên tiếng và được đối xử ngang bằng như nam giới. Dù lựa chọn của họ là gì, mục đích sống ra sao, họ hành động như thế nào, họ vẫn xứng đáng nhận được quyền bình đẳng và tôn trọng. 

Tham khảo thêm:

[1] The Downfall of the “GIRL BOSS” https://www.youtube.com/watch?v=lqUvKXTc_tc [2] The Death of Girboss [3] The Demise of the Girlboss (thecut.com) [4] The Girlboss Movement: Empowerment and Toxicity – BEASTPRENEUR [5] The ‘Girlboss’ and the Myth of Corporate Female Empowerment – The Atlantic [6] Gaslight Gatekeep Girlboss, explained – Vox [7] The ‘Girlboss’ and the Myth of Corporate Female Empowerment – The Atlantic [8] ‘Girlbosses’ glamorize hustle culture – Daily Trojan [9] The decline of the girlboss? Post-pandemic, she’s more ubiquitous than ever | Rhiannon Lucy Cosslett

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *