fbpx

Biến ẩn trong những “lời khuyên” không nên sinh nở sau tuổi 35

“Phụ nữ nên có con trước tuổi 30”

“Sinh sớm mới tốt cả mẹ và bé”

“Đẻ muộn thiệt đủ đường”


Từ gia đình, bạn bè cho tới bác sĩ, truyền thông, không khó để bắt gặp những lời khuyên về việc “tránh” sinh nở khi qua 35. Vậy những kết luận này bắt nguồn từ đâu? Có thực 35 tuổi là “deadline” sinh nở của phụ nữ? Vì sao những “lời khuyên” này lại nhận được sự tin tưởng đến vậy? Hãy cùng Nhà Nhiều Cột đi khám phá sự thật về những “tin đồn” này nhé.

“Tuổi càng cao thì buồng trứng càng trượt dốc”

Thông tin phổ biến thường thấy khi nhắc đến “sự thâm hụt của ngân hàng trứng” chính là càng về sau, số lượng trứng càng ít đi và cơ hội sinh con sẽ giảm đến đáng kể. Tuy nhiên, theo RMA of the New York, “số lượng” có chức năng chính trong việc cung cấp thông tin cho bác sĩ về tình trạng của bệnh nhân nữ, xem xét họ có phù hợp cho các phương thức điều trị như IVF hay không. Ngoài ra, có những người được sinh ra với lượng trứng ít hơn trung bình (dưới 1 triệu) và những người có quá trình rụng trứng nhanh hơn. Bởi vậy, mọi thông tin đều mang tính chất tham khảo.

Khía cạnh quan trọng hơn cả là “chất lượng” của buồng trứng khi nó là điều kiện tiên quyết đối với tỉ lệ sinh sản, sức khỏe bào thai,…Ví dụ, việc sử dụng chất kích thích hay hút thuốc sẽ làm suy giảm “tuổi thọ” và thể trạng của trứng. 

Tham khảo thêm: 

“Đó là số liệu đã được thực chứng bởi khoa học hiện đại”

Trái ngược với suy nghĩ của nhiều người, những thông tin về việc phụ nữ nên mang thai trước độ tuổi 35 không xuất phát từ thí nghiệm và nghiên cứu chuyên sâu. Nó bắt nguồn từ lời truyền miệng của bộ phận nông dân Pháp vào những năm 1600. Qua sự quan sát ở đời sống thường trực, họ nhận thấy phụ nữ sau độ tuổi đó hiếm hoặc không bao giờ có con.

Tuy nhiên, ta cần phải nhìn vào bối cảnh. Thứ nhất, ở thời điểm đó, những công nghệ y khoa tiên tiến về sinh sản hay thuốc kháng sinh và điều trị chưa tồn tại. Có thể nói, sự quan sát đó là “lỗi thời” và chưa có căn cứ rõ ràng. Thứ hai, kết luận này được đưa ra trong thời gian dịch bệnh bùng nổ, khi người chồng phải đi lính xa nhà, hoặc đơn giản, nhiều phụ nữ khi đó  không muốn quan hệ tình dục khi đã “có tuổi”.

Bên cạnh đó, những vấn đề phổ biến về sức khỏe của phụ nữ sau 35 như: loãng xương, thiếu vitamin, khoáng chất cần thiết… phần lớn được giải quyết bởi sự hiện đại của khoa học và sự đa dạng của thực phẩm chức năng ngày nay. Trong đó, phương pháp “trữ đông trứng” phục vụ nhu cầu dự trữ cho tương lai, đồng thời tránh trường hợp trứng bị “lão hoá”, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của người phụ nữ. Tuy nhiên, phương pháp này vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro và được các chuyên gia khuyên dùng khi người phụ nữ phải xạ trị ung thư.

Tham khảo thêm: 

Sức khỏe sản phụ sẽ bị giảm sút

8461 How to Safely Exercise in the Third Trimester of Pregnancy squats 1296x728 body

Nhắc đến vấn đề sức khỏe sinh sản của phụ nữ tuổi 35, từ khóa phổ biến đa phần là “tăng huyết áp, lượng đường trong máu”, “béo phì” hay “bệnh tim”…Tuy nhiên, những rủi ro này tồn tại còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe trước đó của người phụ nữ. Nếu bạn khỏe mạnh và không có các vấn đề về tim, huyết áp hoặc cholesterol ở mức trung bình hoặc ranh giới, thì nguy cơ của bạn sẽ không cao hơn nhiều so với mức độ nguy hiểm nếu bạn ở độ tuổi 30. 

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý, việc giảm cân sau 40 cũng gặp không ít khó khăn, do vậy những vấn đề thường gặp ở phụ nữ sau tuổi 35 như: cao huyết áp, loãng xương và các vấn đề về xương khớp khác, bệnh về tim hay thừa cân,… cũng góp phần tăng chỉ số các rủi ro khi mang thai.

Một vấn đề cần được nhắc đến là tâm sinh lý của thai phụ trên 35. Việc nghe, đọc và tìm hiểu những thông tin về “sinh con tuổi 35” ở Internet và các phòng khám có thể gây ra âu lo, từ đó ảnh hưởng tâm lý đến sản phụ và sức khỏe của thai nhi. 

Ngoài ra, một số nghiên cứu chỉ ra rằng việc mang thai sau thời kỳ “thích hợp” có thể làm tăng trí nhớ và kéo dài tuổi thọ của người phụ nữ hơn [1].

 “Con cái sinh ra thường không thông minh hoặc có những khiếm khuyết”

NNC Myths sinh no 05

Một số nghiên cứu đã chỉ ra việc sinh con muộn có khả năng khiến nhiễm sắc thể của đứa trẻ gia tăng, dẫn đến hiện tượng xuất hiện nhiều vấn đề về sức khỏe nhiều gấp đôi so với bạn đồng trang lứa có mẹ đang trong độ tuổi “phù hợp” để sinh sản. Sự thật, con số này có gấp đôi – lần lượt là 0,5% và 1%. Việc để một biến ẩn “mập mờ” vào trong số liệu nghiên cứu gây ra những nỗi âu lo không quá cần thiết khi nghĩ đến chuyện sinh muộn.

Nhìn chung, yếu tố về sức khỏe, tinh thần và sự cẩn thận trong việc đi khám thai và siêu âm thai đều đặn sẽ giúp giảm bớt những rủi ro cho con. Mà điều này dẫu bạn ở độ tuổi 20, 40 hay 60 thì vẫn cần phải để ý, đúng không nào?

Tham khảo thêm:

“Mọi rủi ro đều đến từ đặc điểm sinh học của phụ nữ”

NNC Myths sinh no 06

Chúng ta là con người, không phải đồ vật hay phương trình – cứ lắp ghép, tìm tòi công thức là ra kết quả. Có thể thấy, những lời khuyên được cho là “có thực chứng” chỉ nên được coi với mục đích tham khảo. Đó là sự quy giản hóa những vấn đề sinh nở, và chúng ta đều có quyền tự chủ cho lựa chọn và tự quyết đối với cơ thể của mình.

Đặc biệt, vấn đề sinh sản tuổi 35+ không còn chỉ nằm ở những vấn đề về sinh học nữa, nó còn là về khuôn mẫu xã hội cho căn tính của phụ nữ (women identity). Sự lan truyền thông tin, kể cả lời khuyên từ chuyên gia hay bác sĩ khiến mọi người cho rằng tất cả lỗi lầm nằm ở đặc điểm sinh học của phụ nữ khi mang thai ngoài 30.

Thực tế là, đó cũng là kết quả của xã hội phụ quyền, khi phụ nữ bị coi như một cái máy đẻ và phải chịu trách nhiệm chăm sóc trong gia đình. Vipri Lumma – tiến sĩ ngành sinh học tiến hóa – cho rằng, câu chuyện tuổi tác khi sinh nở, cụ thể là giai đoạn tiền mãn kinh không đánh dấu sự kết thúc của một quá trình tự nhiên, mà nó là sự khởi đầu của một thời kì năng suất khác – làm bà.

Tham khảo thêm:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *