Triển lãm “một câu đựng trời trong cơi đựng trầu” bóc tách những rào cản vô hình đối với phụ nữ trong xã hội Việt Nam đương đại. Tựa đề của triển lãm lựa chọn lối chơi chữ nhằm phản hồi lại những định kiến hàm chứa trong câu tục ngữ “đàn ông nông nổi giếng khơi, đàn bà sâu sắc như cơi đựng trầu.”.
Các tác phẩm từ điêu khắc động, nhiếp ảnh, video đa kênh tới sắp đặt tương tác mang đến những góc nhìn cá nhân, những tự sự, tâm tư, quan sát của các nghệ sĩ về những khuôn mẫu xoay quanh nữ giới, “gánh nặng kép” giữa công việc được trả lương và công việc chăm sóc không được trả lương (thường gắn với phụ nữ). Triển lãm dẫn dắt người xem đến với những suy tư và câu chuyện của những cô gái, những người mẹ, những người nữ lao động phổ thông, những tượng đài nữ anh hùng, về hôn nhân và gia đình, về công việc chăm sóc, về sự sống và cái chết, về những tiêu chuẩn, và về tình yêu đối với công việc và cuộc sống.
—————————-
Thời gian: 25/10 – 11/11/2022; 9h – 17h (từ Thứ 2 đến Thứ 5) và 9h – 21h (từ Thứ 6 đến Chủ Nhật).
Địa điểm: Phòng triển lãm tầng 1, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, số 36 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Triển lãm mở cửa miễn phí cho công chúng.
—————————-
Nghệ sĩ tham gia: Xuân Hạ, Đinh Thị Nhung, Mai Huyền Chi, Nguyễn Kiều Anh, Nguyễn Thị Diệp, Đồng Nhật Vy, Đinh Thảo Linh
Giám tuyển: Đinh Thảo Linh
Trợ lý giám tuyển: Cao Việt Nga
Sản xuất: ba-bau AIR (Cao Việt Nga, Cao Tuấn Minh, Nguyễn Kiều Anh, Nguyễn Duy Anh), Lê Văn Phương
Kỹ thuật: Nguyễn Long Biên, Hoàng Văn Việt
Dịch thuật: Nghĩa Đinh
Triển lãm được thực hiện trong khuôn khổ chiến dịch Nhà Nhiều Cột – một chiến dịch được tài trợ bởi Investing in Women, một sáng kiến của chính phủ Australia nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn diện ở khu vực Đông Nam Á thông qua trao quyền kinh tế cho phụ nữ.
Chân thành cảm ơn sự hỗ trợ từ Bảo tàng Phụ Nữ Việt Nam, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm, ba-bau AIR, Á Space, Heritage Space, Nhà Sàn Collective, Puppets Studio, Duy Mỡ, Chung Trương với triển lãm này.